Tiết kiệm (Saving)

.

 "Saving" tiếng Anh là tiết kiệm. Khi người ta nói tiết kiệm, thường người ta nghĩ đến tiết kiệm tiền, nhưng cũng có thể dùng trong tiết kiệm sức khỏe, tiết kiệm năng lượng (saving energy) , tiết kiệm sức lực, tiết kiệm... môi trường (saving the environment)....

Trước tiên, ta nói về tiết kiệm tiền.
Có câu tiếng Anh khá nổi tiếng rằng "Có một quan niệm sai lầm hay gặp là muốn tiết kiệm tiền, bạn phải làm ra hàng tấn tiền" ( There's a common misconception that you have to make a ton of money in order to save money).

Ngày xưa, tôi cũng nghĩ vậy. Khi tôi làm ra 3 triệu/tháng, tôi nghĩ mình không thể tiết kiệm vì làm sao có thể tiết kiệm với đồng lương đó. Tuy nhiên, tiết kiệm là một đức tính, một phẩm chất, nó tồn tại, được trải nghiệm, được dạy chứ không phải ta phải đợi một điều kiện nào đó ta mới làm được. Một người có thói quen hoang phí thì thường tiêu quá khả năng làm ra của mình mà tiếng Anh gọi là "overspending" - chi quá với mức mình làm ra. Khi bạn chỉ làm ra 3 triệu/tháng, nếu bạn có đức tính tiết kiệm thì bạn vẫn có thể để ra một chút phòng những lúc khó khăn. Khi bạn có đức tính này, bạn có thể trở thành người có tiền vì khi bạn chỉ có 3 triệu/tháng, bạn vẫn tiết kiệm được thì có lẽ không nghi ngờ khi bạn làm được 30 triệu/tháng, bạn cũng sẽ tiết kiệm được khoản khá hơn.

Nó là một đức tính đáng trân trọng, thường được rèn luyện trong khó khăn, trong giáo dục gia đình và xã hội.

Ngược lại, nếu bạn có lương 3 triệu/tháng, bạn nói rằng bạn không thể tiết kiệm, bạn có những nhu cầu tối thiểu, và bạn tiêu đến 4 hoặc 5 triệu/tháng. Nếu bạn xuất thân từ gia đình khá, gia đình, anh em có thể bù đắp, giúp đỡ bạn, và bạn vẫn tồn tại. Song với tính cách đó nó sẽ nguy hiểm khi bạn làm ra nhiều tiền hơn. Nếu bạn làm ra 30 hoặc 300 triệu một tháng, mối nguy sẽ lớn hơn vì bạn có nguy cơ tiêu 40 hoặc 400 triệu/tháng. Lúc đó, bạn có thể lấy chỗ nọ, bù chỗ kia, nhưng nguy cơ luôn tồn tại vì khi bạn làm ra nhiều tiền hơn, với tính cách luôn tiêu nhiều hơn cái bạn làm ra, bạn sẽ nghĩ ra những nhu cầu cao hơn để tiêu hết số tiền bạn làm được và tiêu quá đi theo mức độ bạn kiếm được. Ngày xưa, bạn làm ra 3 triệu, bạn tiêu 4 hoặc 5 triệu thì khi bạn làm ra 300 triệu, bạn có thể tiêu 400 hoặc 500 triệu là điều rất dễ xảy ra.




Thỉnh thoảng, bạn thấy ai đó rất giàu, thu nhập rất cao, một ngày đẹp trời, bạn thấy người đó phá sản và không thể đứng dậy được vì theo tôi hiểu, khi người ta làm ra nhiều mà vẫn không có tính tiết kiệm, luôn có thói quen "overspending" (tiêu quá mức mình làm) thì khi họ làm ra càng nhiều, mức độ tiêu quá của họ càng lớn. Bạn làm ra 3 triệu, bạn tiêu 4 triệu thì có thể bạn bè, bố mẹ, anh em sẽ giúp bạn, nhưng nếu bạn làm ra 300 triệu, bạn là người "giàu" trong con mắt một số người, bạn tiêu thành 400 hoặc 500 triệu thì nếu bố mẹ bạn không phải người giàu có, bạn có thể sẽ vỡ nợ và không phục hồi được.

Đó là mối nguy !
Khi bạn làm ra 3 triệu/tháng, bạn như cây cỏ, động đất nó vẫn sống; khi bạn làm ra 300 triệu/tháng, bạn là cây to, nếu nó đổ, khó mà dựng nó dậy.

"Overspending" thực sự là mỗi nguy cho mỗi người nếu ai có tính đó.

Có chuyện kể rằng Warren Buffett đi ăn quán bình dân McDonald's với Bill Gates, khi vào quán, Warren Buffett rút trong túi ra một phiếu giảm giá mà ông cắt ra từ một tạp chí nào đó để được ăn rẻ hơn. Nghe nói hành động này làm cho Bill Gates bị sốc vì ai cũng biết Warren Buffet là một trong vài người giàu nhất thế giới, nổi tiếng về việc tiết kiệm và cam kết cho đi gần hết tài sản cho hoạt động nhân đạo.

Vậy, không phải bạn phải làm ra hàng đống tiền, bạn mới có thể tiết kiệm; khi bạn làm ra ít tiền, nếu có ý thức, bạn vẫn tiết kiệm được tiền và với ý thức đó, khi bạn làm được nhiều tiền, bạn sẽ tiết kiệm được nhiều tiền hơn.



Theo "logic" đó, khi bạn làm ra ít tiền, bạn không tiết kiệm được thì khi bạn làm ra nhiều tiền, chưa chắc bạn đã là người giữ được tiền và mỗi nguy lại cao hơn nếu bạn tiếp tục giữ thói quen cũ.

Đó là tiết kiệm tiền. Việc tiết kiệm còn liên quan đến nhiều thứ khác. Bạn tiết kiệm sức lực. Chúa ban cho bạn một thân thể, một trái tim, hai con mắt, hai lá phổi, một lá gan... Nếu chúng ta không "sử dụng" nó một cách tiết kiệm thì một ngày đẹp trời, chúng ta sẽ mất nó. Nếu bạn mất những thứ không mang tính sống còn như cái tay, cái chân mà không phải là lá gan, lá phổi, trái tim..., bạn vẫn có thể sống; nhưng nếu bạn phá hủy, không "tiết kiệm" hoặc không giữ gìn những bộ phận quan trọng, nó hư hỏng là bạn mất mạng sống.

Tiết kiệm thời gian. Mỗi chúng ta chỉ có từng đấy thời gian mà Chúa Trời ban tặng, nếu bạn để phí nó, bạn sẽ không bao giờ lấy lại được.





Tiết kiệm môi trường.
Nhà nọ ông cha để lại có mấy cái ao, có dòng suối chảy qua vườn nhà, có vài trăm cái cây to làm "lá phổi" cho gia đình. Bạn muốn phát triển kinh tế gia đình nhanh, tăng thu nhập, mua cá về thả, đánh bắt, đặt mục tiêu "tăng trưởng" là chính mà quên đi yếu tố bền vững... Bạn còn chặt cây lấy gỗ, kinh tế, sản xuất gia đình tăng nhanh nhưng nước thải sản xuất đã làm bẩn con suối, nuôi cá không giữ gìn sự bền vững của mấy cái ao, bạn làm cho nước ao ô nhiễm, không thể hồi phục, cây trong vườn bạn chặt nhiều để lấy gỗ bán... Kinh tế gia đình khá giả trông thấy nhưng than ôi, nhà, ao vườn, suối của bạn đã bị ô nhiễm, con bạn sẽ sống ở đâu vì cha ông bạn chỉ để lại cho bạn nhà vườn đó, con suối đó, mấy cái ao đó?

Tạo Hóa đã ban cho chúng ta một hành tinh xanh, những đại dương đó, những con sông, những cái hồ ao đó, tài nguyên đó và chỉ có thế. Nếu chúng ta nôn nóng "tăng trưởng" mà phá nó đi, chúng ta sẽ mãi mãi không còn nó, con cháu chúng ta sẽ sống ở đâu?




Ra khỏi nhà, nếu bạn không dùng, hãy tắt quạt và đèn. Nếu bạn cảm thấy không thực sự cần thiết, đừng đi ô tô, hãy đi xe máy, xe đạp điện, xe đạp. Bạn to và nặng đến mức nào mà phải cần một khối sắt to như thế mang bạn đi - ý tôi là chiếc ô tô.

Sử dụng năng lượng hoang phí là bạn đang hủy phá ngôi nhà sống của con cháu chúng ta vì năng lượng chủ yếu là điện hạt nhân, từ tài nguyên của đất như dầu, than... Muốn có thủy điện, con người cũng can thiệp vào hệ sinh thái khá nhiều...

Chúng ta đang mong chờ vào năng lượng mặt trời, năng lượng gió, và được coi là năng lượng sạch.

Năng lượng mặt trời

"Saving environment", tiết kiệm môi trường sống là khái niệm sống còn, không phải chuyện của thế hệ sau vì con cháu chúng ta liệu có còn gì để tiết kiệm hay không khi cha ông chúng đã hủy phá.



Biển miền Trung, Formosa, sự ngu dốt, tham lam của quan chức chính quyền, sự vô ý thức của rất nhiều người dân có lẽ là nỗi đau thế kỷ, thưa các bạn.

Rác trên bãi biển


Thảm họa môi trường miền Trung Việt nam


Vâng, "saving" không phải chỉ là tiền, "saving" là một khái niệm sống còn mà mỗi chúng ta nên học lấy nếu ai chưa có nó ./.








HQ


Comments

Popular posts from this blog

Ngàn lý do để tôn vinh Chúa

ĐỘ NẶNG CỦA PHÍM ĐÀN PIANO (HAY TRỌNG LƯỢNG CẢM ỨNG PHÍM ĐÀN) - Tại sao phím đàn piano của tôi chơi cứng?

Nhạc Jazz là gì và làm thế nào để "thưởng thức" nó?