Posts

Showing posts from February, 2010

Nỗi khổ của người hai vợ

Image
Tạp bút Đào Hiếu Bạn bè gặp chàng thường ngã mũ chào: - Sư phụ. Thực ra chàng chưa đi dạy học bao giờ. Cũng chưa hề thí phác quy y cửa Phật. Chẳng qua anh em nể chàng vì chàng có hai vợ. Sao lại không nể? Ngày xưa nhiều bậc vua chúa lên ngôi lúc còn là một đứa bé con, chẳng hạn như vua Phổ Nghi bên Tàu, thế nhưng tự cổ chí kim, muốn lấy vợ và ”hoàn thành nhiệm vụ“ thì anh chồng ít nhất cũng phải bước vào tuổi thành niên. Nhiều người thắc mắc hỏi: - Tại sao cai trị một nước lại chỉ cần một đứa bé, còn cai trị một người đàn bà lại cần phải thành niên? Xin thưa: - Là vì cai trị một nước còn dễ hơn cai trị một người đàn bà . Thấy chưa, làm chồng một người đàn bà nó quan trọng như thế đấy, huống chi làm chồng một lúc hai người đàn bà, hỏi sao bạn bè gặp chàng không kính cẩn ngã mũ thưa: - Sư phụ. Tuy vậy, nếu có ai tỏ lòng ngưỡng mộ mà mời chàng đi ăn nhậu thì chàng sẽ từ chối ngay. Ai không hiểu tưởng chàng kiểu cách. Thực ra thì chàng không bao giờ dám ăn cơm ngoài

Triết lý "Rửa đít cho con"

Image
Đón con gái 4 tuổi đi học về, nó đòi đi tè, tè xong, nó bảo: - Bố rửa đít cho con! Tôi hỏi: - Tại sao bố lại phải rửa đít cho con mà con không rửa đít cho bố? Nó bảo: - Tại bố lớn rồi. Tôi giao hẹn: - Sau này con lớn, con đẻ con, con phải rửa đít cho con con đấy nhá? Nó bảo: - Nhưng mà con sợ mổ bụng lắm! (Chẳng là mẹ nó - tức vợ tôi, lúc đẻ mấy cháu, đều bị mổ) Nghĩ một lúc, tôi bảo: - Nhưng Chúa sẽ làm con bớt đau và con sẽ chịu được. Nó bảo: - Vâng! (Cam kết đã được ký) Bây giờ, nó đang hát trên gác, nó tin lời bố nó. Không biết tôi có nói dối không nhỉ? Ý nghĩa cuộc đời nó chỉ có vậy! Có ai có ý kiến "phản biện" không? Hôm nay nghĩ suốt ngày, toàn là việc "quan trọng" , nên bây giờ nghĩ chuyện "rửa đít". Không phải tôi nói tục đâu nhá, chuyện thật đấy. HQ

Chúng ta có phải người công bình không?

Image
Hi Quang, Em có thể giải thích cho chị đoạn Kinh thánh mà em trích dẫn nhiều lần dưới đây không? Người công bình tuy công bình cũng phải hư mất; và kẻ hung ác tuy hung ác lại được trường thọ. Chứ nếu không thì chị vẫn thấy ấm ức với kinh thánh ở chỗ này đây em ạ! PA Thưa chị, Mỗi người được sinh ra trong môi trường khác nhau. Vậy, có kẻ đẹp, kẻ xấu, kẻ giỏi, người dốt ... Dù bạn có theo tôn giáo nào đi nữa, nhưng nói chung, chúng ta sợ chết. Có thể có cuộc sống sau khi chết, nhưng để chứng minh và tin được chắc chắn điều đó, không phải ai cũng làm được. Vì vậy, sống ở trên đời, mọi người nói chung, muốn nhiều thứ cho mình rồi sau đó cho vợ con mình, bố mẹ mình, gia đình mình trước. Lúc no đủ cho mình rồi, người ta mới nghĩ đến người khác. Bản chất của con người là vậy, không ai thích cực nhọc cả, mọi người đều thích sung sướng, nhà cao, cửa rộng, vợ đẹp, con khôn... Bạn tôi bảo khi nào tất cả đàn bà nhìn đều giống nhau, đẹp như nhau, thông minh như nhau, trẻ mãi

Phương pháp học đàn tốt nhất cho trẻ

Image
Khi nhu cầu vật chất tạm ổn, người ta bắt đầu nghĩ đến tinh thần. Hồi nhỏ, bố tôi cho tôi đọc câu: "Nếu tôi có hai cái bánh mỳ, tôi sẽ bán đi một cái để lấy tiền mua hoa" . Cũng như nhiều người Việt khác, tôi cũng kính trọng cố nghệ sĩ Trịnh Công Sơn, Trịnh Công Sơn của "Cát bụi" , Trịnh Công Sơn của "...một kiếp rong chơi.." ... Cuộc đời nghệ sĩ, không vợ, không con, với nhiều mối tình... Ai bảo Trịnh rong chơi? Liệu miền Nam thất thủ có phải có sự đóng góp không nhỏ của nhạc Trịnh? "Trong đám đông dư luận 'phù Trịnh', có ai đó đã nói tham vọng chính trị của họ Trịnh chính là phản chiến, là hòa bình" và "Từ Kiều qua nhạc Chàm, qua nhạc Huế, qua vọng cổ, qua nhạc bolero đã làm cho miến Nam ngồi xuống vỉa hè, che mặt và lau nuớc mắt. Cái quần chúng lau nước mắt này bị lưu đày qua đất mới và tiếp tục uống nước dừa tang thương bằng âm nhạc" (Trương Thái Du). Vậy, đứng trên quan điểm Cộng sản, đóng góp vào thắng lợi