Posts

Showing posts from June, 2015

Những kẻ đốt tiền

Image
Người “đốt” tiền thời nay khác người đốt tiền thời xưa. Họ “đốt” tiền bạo tay, rất bạo tay vì tiền đó chẳng phải của mình mà là của Nhà nước. Hơn nữa sau khi “đốt” tiền của Nhà nước, gia đình họ đâu có bị tán gia bại sản, mà dù có bị phanh phui chuyện lãng phí, cá nhân họ thường cũng chỉ bị Nhà nước bắt nghiêm khắc kiểm điểm và rút kinh nghiệm sâu sắc mà thôi.   Một góc của Văn miếu Vĩnh Phúc Ai  chả biết, kẻ dám đem tiền ra đốt, đó là công tử Bạc Liêu. Mà câu chuyện có thật, xẩy ra cách đây gần trăm năm, trong một lần công tử Bạc Liêu mời công tử Mỹ Tho xem gánh hát Huỳnh về hát ở tỉnh nhà, hai vị công tử ngồi cạnh nhau trên hàng ghế đầu. Công tử Mỹ Tho rút thuốc hút, tình cờ làm rơi tờ giấy bạc “bộ lư” (mệnh giá 5 đồng Đông Dương) xuống nền, anh cúi xuống tìm nhặt tờ giấy bạc, nhưng trong rạp ánh sáng lờ mờ, nên tìm hoài không được. Công tử Bạc Liêu không nói không rằng, bất ngờ móc túi lấy tờ giấy bạc “con công” (mệnh giá 100 đồng Đông Dương, tương đương khoảng

TQ 'đáng được khen' về năng lượng sạch

Image
Trung Quốc nên được khen ngợi và nhìn nhận khách quan hơn về việc nước này đầu tư cho điện năng sạch, lãnh đạo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) nói. Bà Maria van der Hoeven nói hầu hết người ta nghĩ rằng Trung Quốc đang xây các nhà máy nhiện điện chạy than một cách đáng lo ngại. Thực tế, bà nói, là Trung Quốc đang chi nhiều bằng cả Hoa Kỳ và châu Âu gộp lại cho năng lượng sạch. Bà nói các nhà máy nhiệt điện của Trung Quốc có công nghệ tối tân và nên được nhân rộng ra tại các nước đang phát triển. Bà Maria van der Hoeven nói với BBC News: "Người ta nghĩ về Trung Quốc theo lối nghĩ từ các thập niên trước. Họ [Trung Quốc], nay là thì trường điện gió lớn nhất trên thế giới. Họ đã tăng lượng điện phát từ năng lượng tái tạo từ lúc gần như chưa có gì cách đây mười năm và nay có 25% điện từ nguồn này. Đây là những chỉ dấu rất quan trọng rằng Trung Quốc đang đi đúng hướng." Cơ quan Năng lượng Quốc tế - tổ chức nghiên cứu năng lượng cho các nước giàu - nói rằng

Việc ông Sự từ "quan"

Image
--> Ông Nguyễn Sự, Bí thư Thành ủy Hội An Làm lãnh đạo, tôi cũng có nhiều cái sai. Có cái sai xin lỗi, sửa được nhưng có cái sai lớn nhất, không sửa được là đã đồng ý cho xây khách sạn dọc biển Cửa Đại, phá rừng dương chắn sóng, chiếm hết không gian, mất lối đi của người dân. Tôi coi đó là không thể tha thứ. Bí thư Nguyễn Sự (Hội An) Bí thư Nguyễn Sự đã trải lòng về những trăn trở trước ngày chính thức cáo quan về hưu. Sau hai năm nung nấu, ngày mai (13/6), quyết định 'cáo quan về vườn' của ông Nguyễn Sự sẽ thành hiện thực, ông thôi chức Bí thư Thành ủy Hội An để BCH họp bàn bầu Bí thư mới. Một ngày trước khi về hưu sớm, ông Sự đã trải lòng. - Điều gì khiến ông quyết định “cáo quan về vườn” dù chưa hết nhiệm kỳ cũng như còn hơn hai năm nữa mới đến tuổi nghỉ hưu? Lý do đơn giản thôi, tôi quan niệm con người khi làm việc trong một bộ máy thì cũng đến lúc phải nghỉ. 21 năm làm chủ chốt của thành phố từ Chủ tịch qua Bí thư là một thời gian quá dài. D

“Đại gia” Nhật giúp người nông dân Việt bớt khổ

Image
Đà Lạt (Lâm Đồng) vốn có nhiều tiềm năng về sản xuất nông nghiệp. Nhưng suốt nhiều năm, cuộc sống của nông dân nơi đây vẫn “một nắng hai sương”, và gần đây mới thực sự bớt khổ khi có sự xuất hiện của các nhà đầu tư Nhật Bản.  Hai nông dân Nhật Bản trồng rau ở cao nguyên Cho tới bây giờ nhiều người vẫn chưa quên năm 2012, khi ông Hironosi Tsuchiya - Giám đốc Quỹ đầu tư HT Capital tại Việt Nam sau nhiều lần đến Đà Lạt để tìm kiếm một vùng đất trồng rau sạch. Sau chuyến đi này, ông đã tìm tới làng Kawakami Mura mà Nhật Bản quen gọi là “Làng Thần Kỳ”, vì nơi đây là vùng đất khô cằn, sỏi đá, song những hộ nông dân đã xây dựng thành một vùng chuyên canh rau sạch nổi tiếng để cung cấp cho người dân Nhật Bản. Tuy mỗi năm chỉ sản xuất được 4 - 8 tháng còn lại là băng giá nhưng thu nhập bình quân của các nông hộ ở đây lên tới 250.000 USD/năm. Hai nông dân trẻ, chủ của Công ty Lacue tại làng là anh Masahito (34 tuổi) và anh Takaya Hanaoka (35 tuổi) sau khi được ông Hir

Suy ngẫm...

Image
Người Mỹ sẵn sàng đẩy những chiếc trực thăng trị giá 10 triệu USD xuống biển để cứu 7 người trên máy bay (2 người lớn và 5 trẻ em). Thật xúc động ! Tuy nhiên, năm 1974, khi Hoàng Sa thất thủ trước Trung Quốc, Bộ Tư lệnh Hải quân Việt Nam Cộng hòa yêu cầu hạm đội 7 của Mỹ giúp đỡ (lúc đó, Hạm đội đang ở trong khu vực) nhưng phía Mỹ đã từ chối, thậm chí Hạm đội 7 từ chối cả việc cứu những thủy thủ của tàu HQ-10 đang trôi dạt trên biển. Chiến tranh bao giờ cũng tàn nhẫn, nhưng có lẽ ta luôn nên nhìn hai mặt của vấn đề. Tại sao Hoa Kỳ không giúp Việt Nam Cộng hòa trong hải chiến Hoàng Sa năm 1974