“Đại gia” Nhật giúp người nông dân Việt bớt khổ
Đà Lạt (Lâm Đồng) vốn có nhiều tiềm năng về sản xuất nông nghiệp. Nhưng suốt nhiều năm, cuộc sống của nông dân nơi đây vẫn “một nắng hai sương”, và gần đây mới thực sự bớt khổ khi có sự xuất hiện của các nhà đầu tư Nhật Bản.
Hai nông dân Nhật Bản trồng rau ở cao nguyên
Cho tới bây giờ nhiều người vẫn chưa quên năm 2012, khi ông Hironosi
Tsuchiya - Giám đốc Quỹ đầu tư HT Capital tại Việt Nam sau nhiều lần
đến Đà Lạt để tìm kiếm một vùng đất trồng rau sạch.
Sau chuyến đi này, ông đã tìm tới làng Kawakami Mura mà Nhật Bản quen gọi là “Làng Thần Kỳ”, vì nơi đây là vùng đất khô cằn, sỏi đá, song những hộ nông dân đã xây dựng thành một vùng chuyên canh rau sạch nổi tiếng để cung cấp cho người dân Nhật Bản. Tuy mỗi năm chỉ sản xuất được 4 - 8 tháng còn lại là băng giá nhưng thu nhập bình quân của các nông hộ ở đây lên tới 250.000 USD/năm.
Sau chuyến đi này, ông đã tìm tới làng Kawakami Mura mà Nhật Bản quen gọi là “Làng Thần Kỳ”, vì nơi đây là vùng đất khô cằn, sỏi đá, song những hộ nông dân đã xây dựng thành một vùng chuyên canh rau sạch nổi tiếng để cung cấp cho người dân Nhật Bản. Tuy mỗi năm chỉ sản xuất được 4 - 8 tháng còn lại là băng giá nhưng thu nhập bình quân của các nông hộ ở đây lên tới 250.000 USD/năm.
Hai nông dân trẻ, chủ của Công ty Lacue tại làng là anh Masahito (34 tuổi) và anh Takaya Hanaoka (35 tuổi) sau khi được ông Hironosi Tsuchiya giới thiệu đã quyết định tới Đà Lạt thăm dò, tìm hiểu. Sau khi khảo sát khá kỹ về khí hậu, thổ nhưỡng Công ty Lacue đã quyết định hợp tác với một doanh nghiệp địa phương thành lập Liên doanh Công ty An Phú Lacue để trồng rau xà lách công nghệ cao tại thôn Đạ Nghịt, xã Lát, huyện Lạc Dương (Lâm Đồng).
Công ty đã đề ra nguyên tắc làm việc là tuyển chọn công nhân
làm việc chăm chỉ, có tinh thần trách nhiệm cao; canh tác nghiêm ngặt
theo đúng kỹ thuật làng Kawakami Mura. Phân bón, thuốc bảo vệ thực vật
phải đúng những thành phần các hợp chất tương tự như sản xuất tại làng.
Rau xanh sản xuất ra có thể ăn tươi ngay tại vườn.
Đầu tháng 2/2014, Công ty An Phú Lacue trồng thử nghiệm 13
loại giống rau trên diện tích 5.000m2, trong đó chủ lực là giống xà lách
Mỹ - loại rau mà người làng Kawakami Mura thường canh tác. Sau 70 ngày,
3.000 cây xà lách Mỹ đầu tiên được đưa đi chào hàng tại các siêu thị
TP.Hồ Chí Minh và được sự đón nhận của người tiêu dùng.
Do vậy, Công ty quyết định lên kế hoạch mở rộng diện tích
lên13ha trong tương lai. Sau đợt thu hoạch đầu tiên, Công ty đã tiến
hành xuống giống đều đặn mỗi tuần 20.000 cây rau ăn lá các loại. Thu
nhập bình quân của người lao động trồng rau ở đây là 4 triệu đồng/tháng.
Sau thành công của Công ty An Phú Lacue, Công ty TNHH Trang
trại Kikaku (Nhật) đã sản xuất dâu tây công nghệ cao trong nhà kính tại
thung lũng Mimosa. Ông Toshiji Arai - Tổng Giám đốc cho biết, công ty có
quy định khi khách vào tham quan vườn dâu đều phải bước qua một khu vực
“vô trùng”. Bên trên từng luống dâu, được treo những chiếc bẫy dính
sinh học để dẫn dụ và diệt trừ sâu bệnh. Đặc biệt Công ty còn nghiên cứu
lắp đặt và vận hành đồng bộ hệ thống nước phân điện dùng tưới tiêu cho
cây dâu tây sinh trưởng tốt, năng suất cao.
Ông Trần Huy Đường, chủ một trang trại cho biết, ông là một
trong 5 đại diện doanh nghiệp của Lâm Đồng đã đến Nhật Bản học tập quy
trình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, sau đó trở về Lâm Đồng áp dụng
phù hợp trên từng hecta trồng dâu tây giống Newzealand trên giá thể nhà
kính châu Âu phát triển tốt, cho năng suất và chất lượng theo tiêu
chuẩn “thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu”.
Ông Hiroshi Fukada, Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam nói: “Tôi đã
thực hiện được ước mơ của mình là tiếp xúc với các trang trại sản xuất
rau quả giá trị cao ở Lâm Đồng. Với tiềm năng đất đai, khí hậu vô cùng
ưu đãi, các doanh nghiệp Nhật Bản của chúng tôi sẽ tiếp tục đóng góp
tích cực để phát triển thương hiệu rau quả của Đà Lạt - Lâm Đồng nổi
tiếng ở khu vực châu Á và cả thế giới”.
Tham vọng thành vùng nông nghiệp hàng đầu ASEAN
Từ những thành quả bước đầu nói trên, vừa qua Hội thảo về Hợp
tác đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp tại Lâm Đồng do UBND tỉnh phối
hợp Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (VASS), Cơ quan Hợp tác quốc
tế Nhật Bản tại Việt Nam (JICA)... đồng tổ chức với sự tham dự của trên
30 doanh nghiệp Nhật Bản và hơn 60 doanh nghiệp của đang hoạt động trong
lĩnh vực nông nghiệp tại địa phương.
Tại đây, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Đoàn Văn Việt nhấn mạnh,
Đà Lạt có tiềm năng, thế mạnh của ngành nông nghiệp với các vùng chuyên
canh như rau, hoa, chè, cà phê... Tuy nhiên, so với tiềm năng, thế mạnh
và những yêu cầu đề ra thì ngành nông nghiệp của tỉnh cũng còn nhiều
hạn chế, bất cập.
Ông Hosono Kyohe - Giám đốc Công ty Tư vấn DI của Nhật Bản
tại Việt Nam cho hay, trong kế hoạch 5 năm (2016-2020), Lâm Đồng sẽ trở
thành vùng nông nghiệp giá trị cao hàng đầu Đông Nam Á, với 4 mục tiêu
chính: Phát triển Khu công nghiệp nông nghiệp; Trung tâm Sau thu hoạch
rau, quả; Chợ đầu mối hoa và Du lịch nông nghiệp. Đây là cơ hội mới để
các doanh nghiệp Nhật Bản hợp tác với Lâm Đồng đầu tư công nghệ, kỹ
thuật, máy móc, tài chính… nhằm mở rộng các mô hình nông nghiệp đa ngành
này.
Những mục tiêu nói trên có thể sẽ sớm thành hiện thực khi mới
đây phía Nhật Bản hứa sẽ giúp xây dựng cơ chế quản lý, vận hành, công
nghệ cho tỉnh Lâm Đồng để hình thành khu công nghiệp nông nghiệp công
nghệ cao. Theo đó, sẽ xây dựng Khu công nghiệp nông nghiệp tại huyện Đức
Trọng có quy mô 300ha; trong đó giai đoạn 1 là 100ha được triển khai
vào tháng 3/2016, giai đoạn 2 là 200ha được triển khai trong năm 2018.
Theo Báo Pháp Luật Việt Nam
Comments
Post a Comment