Posts

Showing posts from May, 2010

Nên chăng, thói tự sướng?

Image
13/03/2009 "Người mù không quay quắt vì bóng tối, vì họ chưa hề biết ánh sáng" ______________________________________________________________________________________ Cụ Kiệt nói hớ một câu, cả một hệ thống truyền thông vào cuộc, nhiều kẻ ném đá tưng bừng! Hãy khoan nói đến chuyện đúng sai, cái hớ hênh chết người của cụ trong lúc nhạy cảm như thế này quả là khó chấp nhận được. Cuộc so găng nào cũng không có chỗ để hở sườn, nhất là lúc này! Mà nghĩ cũng lạ, một người được tiếng là khôn ngoan, kiên định như cụ, tại sao lại phát biểu một điều dường như không ăn nhập chút nào đến ngữ cảnh của cuộc họp thế này nhỉ? Sai lầm của cụ Kiệt, có thể người giáo dân phải trả, hố chia rẽ lương giáo sẽ được nhiều bàn tay bẩn, nhiều cái miệng bẩn đào sâu một cách khoái trá hả hê. Rõ ràng, xét về mặt chính trị, cụ Kiệt chưa xứng tầm một thủ lĩnh khôn ngoan, kín kẽ, như bậc thầy của cụ: Jean Paul II, người mà cả thế giới phải nghiêng mình kính phục về sự “hiền lành như bồ câu và khôn ngoan như

Nguyễn Nhã Thụy viết về Đào Hiếu

Image
Nguồn: Đào Hiếu's blog ...Không sao, Đào Hiếu vẫn viết. Ông bảo, cuốn sách cuối đời của ông sẽ là một cuốn hồi ký. Ông nói:  “Dù mình chẳng có gì quan trọng, nhưng vì đã bầm dập qua nhiều chế độ, qua các thời khắc lịch sử đáng nhớ nên cũng có chuyện để viết.” Với thơ, tiểu thuyết, truyện ngắn, tạp văn v.v…, Đào Hiếu vẫn chưa “cày” xong thửa ruộng của đời ông. Ông vẫn đang gieo hạt và chờ cây trái sinh sôi. Sự sinh sôi cũng đồng nghĩa với ban tặng và xoa dịu. Còn nói theo Goethe thì: “Duy nhất cái gì sinh sôi là thật” . Như vậy thì nhà văn sống thật, viết thật lại phải thua thiệt, đắng cay ư? Trong số tác phẩm của Đào Hiếu, không hiểu sao, tôi lại thích nhất những bài tạp văn của ông. Đọc tạp văn Đào Hiếu, cảm nhận một chiều sâu văn hoá và nét tinh tế của tâm hồn. Khi đọc lại "Những Bông Hồng Muộn" , tôi thấy Đào Hiếu viết mấy câu thơ thay lời tựa rất thú vị: Tác phẩm của tôi là chiếc lá rụng Rơi vào bụi hồng Những chiếc lá rụng không ai nhặt Bị go

Học nhạc như thế nào và những quan điểm về âm thanh

Image
U là viết tắt của Upright piano - tức đàn đứng (không phải đàn đại dương cầm, đàn nằm - grand piano, như những cây đàn cánh dơi, có 3  chân, hình na ná giống quả tim, có khi dài vài mét, hay để ở những không gian lớn như nhà hát lớn, sảnh khách sạn...). Nếu tôi không nhầm thì U1, U2, U3 là cách do hãng Yamaha đặt ra để so sánh độ to nhỏ của đàn. U1 cao 1.21m, tính từ đất lên tới nóc đàn, U2 - 1,27m và U3 - 1,31m.                        Underground Station       Chiều ngang của phím đàn được làm theo tiêu chuẩn nên chiều ngang của các loại đàn, vì thế, không khác nhau bao nhiêu. Chiều dày của U1,U2,U3, theo tôi, không khác nhau quá 3cm. Ba anh em tôi học nhạc từ năm 6 tuổi vì bố dạy nhạc lý, xướng âm (cách đọc và cách nghe nốt nhạc để phân biệt âm thanh cao thấp) tại Nhạc Viện Hà Nội từ những ngày mới thành lập nên đã hướng anh em tôi theo nghề. Ba anh em tôi đều có thể chơi piano kha khá, ít nhất là hơn một số bạn học chơi nghiệp dư. Tuy vậy, sau mấy chục năm làm nghề , tô

Nước Áo từ cái nhìn đầu tiên

Image
Xe m toàn bài tại ĐÂY "Sinh con được nghỉ 2 năm rưỡi hưởng nguyên lương với vô số phúc lợi khác. Chẳng thế mà người Áo nhẹ nhõm, tươi tắn và đầy tự hào với quốc gia của mình. Một niềm tự hào chính đáng mà không nặng chút khoa trương hay tuyên truyền. Cho nên, có rất ít biểu tình đòi tăng lương giảm giờ làm theo kiểu mè nheo phá bĩnh như dân Pháp vẫn thường làm với chính phủ của họ... ....Len lỏi dưới hầm mộ này, không thấy rợn người, chỉ thấy lòng lắng xuống khi nghĩ về cõi nhân sinh cát bụi. Chỉ dăm bước chân thôi, trồi lên mặt đất từ cửa Hầm mộ dưới lòng thánh đường St Stephen (Ảnh: Dr Nikonian) hông nhà thờ, cuộc sống vẫn ồn ả, sinh động biết bao dưới ánh mặt trời. Đó là cách người Vienna chia sẻ với tôi về triết lý độc đáo của họ: nối liền người sống-kẻ chết trong một không gian, để sống cho tử tế, trước khi về với bụi tro. ...Không thể tin được một Vienna với những thánh đường Hồi giáo, những luật lệ khắc nghiệt kiểu Taliban… Nhưng, lịch sử xoay chiều sang trang