Nên chăng, thói tự sướng?
13/03/2009
"Người mù không quay quắt vì bóng tối, vì họ chưa hề biết ánh sáng"
______________________________________________________________________________________
Cụ Kiệt nói hớ một câu, cả một hệ thống truyền thông vào cuộc, nhiều kẻ ném đá tưng bừng! Hãy khoan nói đến chuyện đúng sai, cái hớ hênh chết người của cụ trong lúc nhạy cảm như thế này quả là khó chấp nhận được. Cuộc so găng nào cũng không có chỗ để hở sườn, nhất là lúc này! Mà nghĩ cũng lạ, một người được tiếng là khôn ngoan, kiên định như cụ, tại sao lại phát biểu một điều dường như không ăn nhập chút nào đến ngữ cảnh của cuộc họp thế này nhỉ?
Sai lầm của cụ Kiệt, có thể người giáo dân phải trả, hố chia rẽ lương giáo sẽ được nhiều bàn tay bẩn, nhiều cái miệng bẩn đào sâu một cách khoái trá hả hê. Rõ ràng, xét về mặt chính trị, cụ Kiệt chưa xứng tầm một thủ lĩnh khôn ngoan, kín kẽ, như bậc thầy của cụ: Jean Paul II, người mà cả thế giới phải nghiêng mình kính phục về sự “hiền lành như bồ câu và khôn ngoan như rắn”
Nhưng, không nghịch nhĩ chút nào, nếu như tôi nói rằng, càng yêu nước, càng thiết tha với quê hương, càng thấm thía cái nhục nghèo đói, càng phẫn uất với sự khinh bạc của xứ người dành riêng cho tấm hộ chiếu Việt nam. Sự tàn tệ, soi mói dành cho những công dân VN là có thật (và lắm khi, rất có lý), dù ai đó có đóng cửa, nhắm mắt, bịt tai để tự hào về 4000 năm văn hiến. Có muôn vàn lý do để người ta khinh rẻ dân Việt, ở khắp các châu lục. Có những lý do vô lý, nhưng cũng không ít lý do, mà chúng ta phải nhìn nhận, vô cùng hữu lý. Đến nỗi nào, dân mình tha phương lưu lạc, mà người ta miệt thị rẻ rúng đến thế? Chẳng thể nào, chối bỏ sự thật đau đớn và nhục nhã này!
Chẳng nên kể ra ở đây, vô số câu chuyện buồn làm minh chứng cho sự hữu lý của việc kỳ thị khinh rẻ người Việt.
…………
Tôi tin rằng, một phức cảm tự ti cố hữu mang mặt nạ dân tộc tính là có thật. Cái tự ti này làm cho những cái đầu nóng, sẵn sàng tóe lửa khi phải cởi thắt lưng (như mọi người) để kiểm tra an ninh hàng không ở một sân bay nước ngoài. Cũng cái tự ti thâm căn cố đế này, làm người ta sẵn sàng ném đá đồng bào mình, khi có một ai đó dám nói thẳng, nói thật về sự băng hoại bi thảm của một xã hội. Như người ta đã từng ném đá một Vương Trí Nhàn, người dám khắc họa chân dung của một “người Việt xấu xí”, như Bá Dương đã làm với người Trung Quốc.
“Khi nhìn vào tấm hộ chiếu Singapore, người ta thấy đó là biểu hiện của sự liêm chính, ngay thẳng” Lý Quang Diệu, đã nói đầy tự hào như thế. Tôi đây, nhìn các công dân của ông Lý ngẩng cao đầu, với lòng kính trọng nhưng không hề ganh tị. Họ xứng đáng, cũng như chính phủ trong sạch và chính trực của họ! Chẳng bao giờ thấy người Singapore tự hào về văn hiến chưa tới trăm năm của họ. Sự hãnh diện của người Sin ở thì hiện tại: một đất nước phồn vinh, thịnh trị, chính phủ liêm chính, vì dân, đàn bà không tranh nhau dâng hiến cho một gã ngoại bang đui què sứt mẻ tha hồ lựa chọn, đàn ông không hả hê tư túi ăn cắp của công…
Biết chừng nào, thế giới này sẽ nhìn nhận tấm hộ chiếu Việt nam với những giá trị vĩnh cửu như thế? Khi nào, Người Việt bước ra ngoài, sẽ hãnh diện với những giá trị có thực, được cả thế giới xưng tụng và công nhận, thay cho những giá trị ảo mà chúng ta đã huyễn hoặc lẫn nhau trong một hũ nút như một làng Vũ Đại tăm tối và u mê, theo kiểu “chúng ta là đỉnh cao của trí tuệ loài người”?
Tôi tin, sẽ có một ngày. Nhưng để ngày đó đến, tôi sẽ răn dạy các con tôi, đừng làm hoen ố thêm các giá trị Việt, vốn đã bị vấy bẩn quá nhiều! Trước khi bắt đầu xây dựng một điều gì tốt đẹp, phải dũng cảm nhìn thẳng, xấu hổ về hình ảnh của “người Việt xấu xí” trước đã. Tôi sẽ dạy chúng rằng, nghèo đói, không phải là một cái tội, nhưng là một cái nhục! Chẳng kém gì nỗi nhục vong quốc! Rằng muốn rửa nhục, thì trước tiên, phải biết nhục trước đã!
Viết thêm: người Việt có câu mắng “đồ không biết nhục”, ắt hẳn cái sự khi nào cũng nghênh ngang tự đắc, không biết đến những khuyết điểm tày trời của mình, hoàn toàn không phải là một đức tính đáng tuyên dương. Ông bà thâm thúy thật!
Lòng tự hào dân tộc (chính đáng) thì cần, quá cần nữa là khác. Nhưng khả năng tự nhận thức, tự phản tỉnh là nền tảng tối quan trọng cho bất cứ lòng ái quốc tỉnh táo, quân bình, mà không sa đà vào chủ nghĩa dân tộc cực đoan. Người Nhật cũng đã từng dạy dỗ con dân họ về cái nhục nghèo đói thua trận sau thế chiến thứ 2 đấy sao? Đóng cửa tự sướng, vênh vang với nhau, làm sao có nước Nhật hôm nay?
Rất may cho nước Nhật, những người Nhật có khả năng phản tỉnh tuyệt vời đó không bị các đồng bào của họ ném đá, như không ít đồng bào tôi đang ném đá cụ Kiệt!
Viết những dòng này, có ai ném đá tôi không?
Nguồn: Dr Niko's blog
"Người mù không quay quắt vì bóng tối, vì họ chưa hề biết ánh sáng"
______________________________________________________________________________________
Cụ Kiệt nói hớ một câu, cả một hệ thống truyền thông vào cuộc, nhiều kẻ ném đá tưng bừng! Hãy khoan nói đến chuyện đúng sai, cái hớ hênh chết người của cụ trong lúc nhạy cảm như thế này quả là khó chấp nhận được. Cuộc so găng nào cũng không có chỗ để hở sườn, nhất là lúc này! Mà nghĩ cũng lạ, một người được tiếng là khôn ngoan, kiên định như cụ, tại sao lại phát biểu một điều dường như không ăn nhập chút nào đến ngữ cảnh của cuộc họp thế này nhỉ?
Sai lầm của cụ Kiệt, có thể người giáo dân phải trả, hố chia rẽ lương giáo sẽ được nhiều bàn tay bẩn, nhiều cái miệng bẩn đào sâu một cách khoái trá hả hê. Rõ ràng, xét về mặt chính trị, cụ Kiệt chưa xứng tầm một thủ lĩnh khôn ngoan, kín kẽ, như bậc thầy của cụ: Jean Paul II, người mà cả thế giới phải nghiêng mình kính phục về sự “hiền lành như bồ câu và khôn ngoan như rắn”
Nhưng, không nghịch nhĩ chút nào, nếu như tôi nói rằng, càng yêu nước, càng thiết tha với quê hương, càng thấm thía cái nhục nghèo đói, càng phẫn uất với sự khinh bạc của xứ người dành riêng cho tấm hộ chiếu Việt nam. Sự tàn tệ, soi mói dành cho những công dân VN là có thật (và lắm khi, rất có lý), dù ai đó có đóng cửa, nhắm mắt, bịt tai để tự hào về 4000 năm văn hiến. Có muôn vàn lý do để người ta khinh rẻ dân Việt, ở khắp các châu lục. Có những lý do vô lý, nhưng cũng không ít lý do, mà chúng ta phải nhìn nhận, vô cùng hữu lý. Đến nỗi nào, dân mình tha phương lưu lạc, mà người ta miệt thị rẻ rúng đến thế? Chẳng thể nào, chối bỏ sự thật đau đớn và nhục nhã này!
Chẳng nên kể ra ở đây, vô số câu chuyện buồn làm minh chứng cho sự hữu lý của việc kỳ thị khinh rẻ người Việt.
…………
Tôi tin rằng, một phức cảm tự ti cố hữu mang mặt nạ dân tộc tính là có thật. Cái tự ti này làm cho những cái đầu nóng, sẵn sàng tóe lửa khi phải cởi thắt lưng (như mọi người) để kiểm tra an ninh hàng không ở một sân bay nước ngoài. Cũng cái tự ti thâm căn cố đế này, làm người ta sẵn sàng ném đá đồng bào mình, khi có một ai đó dám nói thẳng, nói thật về sự băng hoại bi thảm của một xã hội. Như người ta đã từng ném đá một Vương Trí Nhàn, người dám khắc họa chân dung của một “người Việt xấu xí”, như Bá Dương đã làm với người Trung Quốc.
“Khi nhìn vào tấm hộ chiếu Singapore, người ta thấy đó là biểu hiện của sự liêm chính, ngay thẳng” Lý Quang Diệu, đã nói đầy tự hào như thế. Tôi đây, nhìn các công dân của ông Lý ngẩng cao đầu, với lòng kính trọng nhưng không hề ganh tị. Họ xứng đáng, cũng như chính phủ trong sạch và chính trực của họ! Chẳng bao giờ thấy người Singapore tự hào về văn hiến chưa tới trăm năm của họ. Sự hãnh diện của người Sin ở thì hiện tại: một đất nước phồn vinh, thịnh trị, chính phủ liêm chính, vì dân, đàn bà không tranh nhau dâng hiến cho một gã ngoại bang đui què sứt mẻ tha hồ lựa chọn, đàn ông không hả hê tư túi ăn cắp của công…
Biết chừng nào, thế giới này sẽ nhìn nhận tấm hộ chiếu Việt nam với những giá trị vĩnh cửu như thế? Khi nào, Người Việt bước ra ngoài, sẽ hãnh diện với những giá trị có thực, được cả thế giới xưng tụng và công nhận, thay cho những giá trị ảo mà chúng ta đã huyễn hoặc lẫn nhau trong một hũ nút như một làng Vũ Đại tăm tối và u mê, theo kiểu “chúng ta là đỉnh cao của trí tuệ loài người”?
Tôi tin, sẽ có một ngày. Nhưng để ngày đó đến, tôi sẽ răn dạy các con tôi, đừng làm hoen ố thêm các giá trị Việt, vốn đã bị vấy bẩn quá nhiều! Trước khi bắt đầu xây dựng một điều gì tốt đẹp, phải dũng cảm nhìn thẳng, xấu hổ về hình ảnh của “người Việt xấu xí” trước đã. Tôi sẽ dạy chúng rằng, nghèo đói, không phải là một cái tội, nhưng là một cái nhục! Chẳng kém gì nỗi nhục vong quốc! Rằng muốn rửa nhục, thì trước tiên, phải biết nhục trước đã!
Viết thêm: người Việt có câu mắng “đồ không biết nhục”, ắt hẳn cái sự khi nào cũng nghênh ngang tự đắc, không biết đến những khuyết điểm tày trời của mình, hoàn toàn không phải là một đức tính đáng tuyên dương. Ông bà thâm thúy thật!
Lòng tự hào dân tộc (chính đáng) thì cần, quá cần nữa là khác. Nhưng khả năng tự nhận thức, tự phản tỉnh là nền tảng tối quan trọng cho bất cứ lòng ái quốc tỉnh táo, quân bình, mà không sa đà vào chủ nghĩa dân tộc cực đoan. Người Nhật cũng đã từng dạy dỗ con dân họ về cái nhục nghèo đói thua trận sau thế chiến thứ 2 đấy sao? Đóng cửa tự sướng, vênh vang với nhau, làm sao có nước Nhật hôm nay?
Rất may cho nước Nhật, những người Nhật có khả năng phản tỉnh tuyệt vời đó không bị các đồng bào của họ ném đá, như không ít đồng bào tôi đang ném đá cụ Kiệt!
Viết những dòng này, có ai ném đá tôi không?
Nguồn: Dr Niko's blog
Nhìn hình thấy sướng, thưa bác!
ReplyDelete