Thằng ăn cắp và lũ chó đàn
Ra khỏi cửa, thấy chú bảo vệ ngân hàng bên cạnh đang nắm tay một thằng ăn cắp đấm đá túi bụi.
Tôi đi đến, thằng ăn cắp tưởng tôi đến đánh hôi nên van xin liên hồi.
Tôi hỏi chú bảo vệ là nó lấy gì, chú ấy bảo là nó cướp điện thoại.
Nghe từ cướp, ghét quá, tôi định đá cho mấy cái, nhưng ngược lại với suy nghĩ, tôi hỏi chú bảo vệ là có cho nó ra đồn hay không.
Chú ấy nhất quyết kéo tay nó vào nhà để gọi cảnh sát. Chú ấy vẫn đánh và tôi lại hỏi lại là có cho nó ra đồn hay tha cho nó.
Người ta kéo đến đông, tôi sợ nó sẽ chết mất nếu vài người nữa nhảy vào đánh.
Tôi bảo là tha cho nó.
Chú bảo vệ nghe tôi và thả nó ra.
Nó chạy mất.
Báo cáo cảnh sát:
Anh ấy mặc thường phục, thỉnh thoảng qua chỗ tôi chơi.
Hôm nay, thấy đi qua, tôi gọi lại và bảo:
- Anh dẹp hộ em cái xe tải đỗ trước cửa hàng cho em với. Đỗ chướng quá, không bán hàng được.
- Ừ, anh quên mất.
Anh cảnh sát trả lời.
Anh ấy chuẩn bị đi, tôi lại nói:
- Có người vừa bắt được thằng ăn trộm, đấm cho mấy cái rồi thả.
- Sao không cho nó ra (ra đồn)?
Anh ấy hỏi.
- Sợ người ta đánh chết mất nên thả.
Tôi trả lời.
Báo cáo thế là xong.
Sau khi thả thằng ăn trộm ra, ngay lúc đó, có vài thanh niên, mặt mày dữ tợn hỏi:
- Sao không đánh chết mẹ nó đi?
Tôi nghĩ, cũng may cho nó, nó mà ra kịp đến đồn chắc toi rồi.
Tôi cũng không quên bảo thằng ăn cắp là đừng lạng vạng ở đây nữa và cũng không quên bảo chú bảo vệ là nếu thấy nó quay lại thì bảo với tôi, chắc tôi sẽ ra giúp chú ấy một tay.
Tôi đề phòng nó kéo nhau đến trả thù chú bảo vệ nên nói vậy.
Tính tôi vẫn hay tự "rước hoạ vào thân" và "ngu xuẩn" như vậy.
Hơn một tuần trước, có vài thằng, tay cầm dao đuổi đánh một người.
Người kia chạy vào xe tắc xi.
Chúng tức quá đập xe tắc xi, lấy gạch đá ném vào các cửa hàng đã đóng cửa (vì lúc đó là đêm) và đập vỡ vài biển hiệu (trong đó có biển hiệu của tôi).
Tôi hỏi mọi người ở đó là có gọi cảnh sát không. Họ bảo có nhưng hàng tiếng sau mới đến.
Dân phố thấy chúng đập phá, nhưng không ai dám xuống vì chúng có vũ khí.
Cậu em tôi bảo đấy là bọn "chó đàn".
Tôi bảo muốn thành "chó đàn" dễ thôi. Gọi vài thằng, mỗi thằng cầm cái dao quắm ở tay, hay cái liềm cũng được, chạy lung tung, đập phá một lúc, "sủa" vang xóm, rồi nhảy lên xe chạy mất, cảnh sát đến được cũng còn chán.
Chẳng làm sao (?).
Và như thế thì oai như chó nên tôi không làm.
Và rất nhiều thằng cứ tưởng như thế là ghê nên cứ rủ nhau làm.
Tôi cũng không buồn vì cái biển bị vỡ mà chỉ buồn vì mấy chú cảnh sát 113 (phản ứng nhanh của Hà Nội)
Nếu lúc xẩy ra, tôi biết và có thêm vài đồng đội thì bọn này đã bị bắt.
Ở 113, có nhiều đồng chí, đồng đội lắm cơ mà.
Ước gì lúc đó, tôi là cảnh sát 113 !
Tại sao lúc đó tôi muốn thả thằng ăn cắp tôi kể trên?
Tôi nghĩ đến bà Sương - giám đốc nông trường Sông Hậu, anh hùng lao động.
Tôi không có trong tay hồ sơ vụ án nhưng hình nhưng nếu tôi không nhầm thì cái quĩ đó không phải để cho riêng bà ấy.
Tôi cũng nghĩ đến nhiều kẻ tham nhũng, ăn cắp nhiều nhiều tỉ đồng nhưng vẫn nhởn nhơ ngoài xã hội mà không khéo, tôi "phải" kính trọng khi gặp bởi chức vị của họ.
Tôi muốn tha cho thằng ăn cắp cái điện thoại, nhưng thằng ăn cắp cái điện thoại, tôi có thể tha được, chứ bà Sương thì tôi chịu; mà hơn nữa, theo cách hiểu của tôi thì bà ấy có phải ăn cắp đâu, mà cũng chẳng ai bảo như thế, bà ấy chỉ lập quí trái phép thì phải.
Ai có quyền tha bà ấy?
Công lý sẽ làm được, nhưng công lý đến khi nào; và khi công lý đến, liệu bà ấy còn sống không?
Và rất lâu, sau khi tôi viết bài này, bà ấy mới được tha.
Công lý đã được thực thi, nhưng bà ấy chắc đã rất yếu.
HQ
Tôi đi đến, thằng ăn cắp tưởng tôi đến đánh hôi nên van xin liên hồi.
Tôi hỏi chú bảo vệ là nó lấy gì, chú ấy bảo là nó cướp điện thoại.
Nghe từ cướp, ghét quá, tôi định đá cho mấy cái, nhưng ngược lại với suy nghĩ, tôi hỏi chú bảo vệ là có cho nó ra đồn hay không.
Chú ấy nhất quyết kéo tay nó vào nhà để gọi cảnh sát. Chú ấy vẫn đánh và tôi lại hỏi lại là có cho nó ra đồn hay tha cho nó.
Người ta kéo đến đông, tôi sợ nó sẽ chết mất nếu vài người nữa nhảy vào đánh.
Tôi bảo là tha cho nó.
Chú bảo vệ nghe tôi và thả nó ra.
Nó chạy mất.
Báo cáo cảnh sát:
Anh ấy mặc thường phục, thỉnh thoảng qua chỗ tôi chơi.
Hôm nay, thấy đi qua, tôi gọi lại và bảo:
- Anh dẹp hộ em cái xe tải đỗ trước cửa hàng cho em với. Đỗ chướng quá, không bán hàng được.
- Ừ, anh quên mất.
Anh cảnh sát trả lời.
Anh ấy chuẩn bị đi, tôi lại nói:
- Có người vừa bắt được thằng ăn trộm, đấm cho mấy cái rồi thả.
- Sao không cho nó ra (ra đồn)?
Anh ấy hỏi.
- Sợ người ta đánh chết mất nên thả.
Tôi trả lời.
Báo cáo thế là xong.
Sau khi thả thằng ăn trộm ra, ngay lúc đó, có vài thanh niên, mặt mày dữ tợn hỏi:
- Sao không đánh chết mẹ nó đi?
Tôi nghĩ, cũng may cho nó, nó mà ra kịp đến đồn chắc toi rồi.
Tôi cũng không quên bảo thằng ăn cắp là đừng lạng vạng ở đây nữa và cũng không quên bảo chú bảo vệ là nếu thấy nó quay lại thì bảo với tôi, chắc tôi sẽ ra giúp chú ấy một tay.
Tôi đề phòng nó kéo nhau đến trả thù chú bảo vệ nên nói vậy.
Tính tôi vẫn hay tự "rước hoạ vào thân" và "ngu xuẩn" như vậy.
Hơn một tuần trước, có vài thằng, tay cầm dao đuổi đánh một người.
Người kia chạy vào xe tắc xi.
Chúng tức quá đập xe tắc xi, lấy gạch đá ném vào các cửa hàng đã đóng cửa (vì lúc đó là đêm) và đập vỡ vài biển hiệu (trong đó có biển hiệu của tôi).
Tôi hỏi mọi người ở đó là có gọi cảnh sát không. Họ bảo có nhưng hàng tiếng sau mới đến.
Dân phố thấy chúng đập phá, nhưng không ai dám xuống vì chúng có vũ khí.
Cậu em tôi bảo đấy là bọn "chó đàn".
Tôi bảo muốn thành "chó đàn" dễ thôi. Gọi vài thằng, mỗi thằng cầm cái dao quắm ở tay, hay cái liềm cũng được, chạy lung tung, đập phá một lúc, "sủa" vang xóm, rồi nhảy lên xe chạy mất, cảnh sát đến được cũng còn chán.
Chẳng làm sao (?).
Và như thế thì oai như chó nên tôi không làm.
Và rất nhiều thằng cứ tưởng như thế là ghê nên cứ rủ nhau làm.
Tôi cũng không buồn vì cái biển bị vỡ mà chỉ buồn vì mấy chú cảnh sát 113 (phản ứng nhanh của Hà Nội)
Nếu lúc xẩy ra, tôi biết và có thêm vài đồng đội thì bọn này đã bị bắt.
Ở 113, có nhiều đồng chí, đồng đội lắm cơ mà.
Ước gì lúc đó, tôi là cảnh sát 113 !
Tại sao lúc đó tôi muốn thả thằng ăn cắp tôi kể trên?
Tôi nghĩ đến bà Sương - giám đốc nông trường Sông Hậu, anh hùng lao động.
Tôi không có trong tay hồ sơ vụ án nhưng hình nhưng nếu tôi không nhầm thì cái quĩ đó không phải để cho riêng bà ấy.
Tôi cũng nghĩ đến nhiều kẻ tham nhũng, ăn cắp nhiều nhiều tỉ đồng nhưng vẫn nhởn nhơ ngoài xã hội mà không khéo, tôi "phải" kính trọng khi gặp bởi chức vị của họ.
Tôi muốn tha cho thằng ăn cắp cái điện thoại, nhưng thằng ăn cắp cái điện thoại, tôi có thể tha được, chứ bà Sương thì tôi chịu; mà hơn nữa, theo cách hiểu của tôi thì bà ấy có phải ăn cắp đâu, mà cũng chẳng ai bảo như thế, bà ấy chỉ lập quí trái phép thì phải.
Ai có quyền tha bà ấy?
Công lý sẽ làm được, nhưng công lý đến khi nào; và khi công lý đến, liệu bà ấy còn sống không?
Và rất lâu, sau khi tôi viết bài này, bà ấy mới được tha.
Công lý đã được thực thi, nhưng bà ấy chắc đã rất yếu.
HQ
Quang ơi,
ReplyDeleteMới viết xong một mẩu vui vui, định sang báo cho em đến đọc để ... chia sẻ giữa những người nhạy cảm với nhau. Và thấy em có bài mới, nên dừng lại đọc.
Đọc bài của em xong ... đau buốt. Chị không chịu nổi nữa đâu Quang ạ.
Mình cần phải cân bằng cơ mà Quang? Em đọc bài của chị đi nhé, vì mình vẫn phải sống mà?
Link đây: http://bloganhvu.blogspot.com/2009/12/oc-bao-thay-tin-vui-va-viet.html
Đ
Hì, bác viết chát thế. Hình như, bệnh chát chúa là bệnh hay lây phải không bác?
ReplyDeleteXin chia buồn với cái bảng hiệu bị đập vỡ của bác. Có dịp em ra Hà nội, đến hầu chuyện bác, bác bán rẻ cho em cây Steinway and sons nhé! :-)