HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN ĐÀN PIANO
1-CÓ HAI "KẺ THÙ" CHÍNH CỦA ĐÀN PIANO LÀ NƯỚC VÀ CHUỘT:
KHÔNG ĐỂ LỌ HOA CÓ NƯỚC TRÊN NÓC ĐÀN
(nước chảy vào búa đàn sẽ làm búa trương lên, không sử dụng được nữa. Linh kiện đúng để thay thế cần đặt bên Nhật khoảng 1 tháng và khá đắt tiền)
CHUỘT NHẮT CÓ THỂ CHUI VÀO ĐÀN QUA 3 LỖ Ở DƯỚI BÀN ĐẠP - PEDAL.
(đối với đàn Nhật, hầu như, đây là 3 lỗ duy nhất,chuột nhắt có thể chui vào đàn)
Chuột vào cắn phím, dạ phím, dạ bịt âm và đặc biệt là búa đàn và như thế, đàn sẽ hỏng.
Đối với đàn piano cũ (secondhand piano) thì việc thay linh kiện đúng chủng loại tương đối cầu kỳ vì chính hãng sản xuất đàn thường không tồn tại nữa hoặc có tồn tại thì việc gửi một cái búa mới để lắp cho một chiếc đàn cũ là việc họ không muốn làm; vì nếu họ luôn tạo điều kiện cho việc thay thế, sửa chữa piano cũ thì đàn mới sản xuất sẽ không tiêu thụ được nhiều.
Hơn nữa, đối với đàn piano, việc thay một cái búa mới của chính hãng vào một cây đàn cũ thì âm thanh do chiếc búa mới tạo ra khi đập vào dây sẽ không giống âm thanh của những búa còn lại. Âm thanh sẽ không đồng bộ, không đều nữa và đó là một trong những tiêu chí thể hiện giá trị đàn .
Nếu đàn chưa có hộp chống chuột thì bạn liên hệ với chúng tôi hoặc bạn có thể lấy mút nhét vào 3 lỗ dưới pedal và thỉnh thoảng phải kiểm tra vì chuột có thể cắn mút, lôi ra và chui vào.
Chuột rất thích vào trong đàn làm ổ vì trong đó kín đáo, có dạ, gỗ để cắn cho đỡ ngứa răng.
Nếu bạn nghe thấy tiếng lục cục trong đàn thì hãy mở đàn ra ngay và đuổi chúng ra.
Việc tháo đàn tương đối đơn giản: Bạn mở nắp trên lên, nhìn vào trong đàn tìm hiểu một chút là biết ngay.
Bạn phải mở cả nắp bụng đàn (dưới bàn phím) để đuổi chuột.
Nếu không mở được, bạn gọi cho chúng tôi để chúng tôi hướng dẫn.
Chúng tôi có dịch vụ lắp hộp chống chuột tại nhà với giá hiện tại là 250 000 vnđ/chiếc cho những loại đàn Yamaha theo mẫu A1 bao gồm model U3H, UX, U3G; mẫu A2 bao gồm model U1E, U1F, U2E, U2F, U3E.
Những loại đàn khác, không phải theo các model Yamaha kể trên, chúng tôi vẫn có thể lắp được tại nhà, nhưng do không có mẫu sẵn nên sẽ mất công hơn, do vậy, giá thành sẽ tăng hơn từ 50 đến 100 000 vnđ/chiếc.
2-CHẾ ĐỘ SẤY:
Chế độ sấy đối với đàn piano quan trọng như nước đối với hoa - nước nhiều, hoa chết, nước ít quá, hoa cũng chết; sấy nhiều, đàn bị khô, ngót gỗ (chốt giữ dây sẽ bị lỏng), sấy ít,đàn sẽ bị tịt, chơi rất khó chịu.
Tại sao đàn tịt, không kêu?
Đàn bị ẩm, tịt, dính phím theo tôi, không phải là đàn hỏng.
Có đàn nhạy cảm với thời tiết ẩm nhiều, có đàn nhạy cảm ít - đàn nhạy cảm nhiều, sấy nhiều hơn so với đàn nhạy cảm ít.
Giữa các khớp chuyển động của đàn piano thường được đệm bằng dạ. Dạ gặp khí ẩm thì trương lên, chèn vào khớp làm khớp không chuyển động, dẫn đên đàn bị tịt, bấm không kêu.
MÙA NỒM Ở VIỆT NAM:
Khi sàn nhà đổ mồ hôi thì nên cắm ống sấy 24h/24h suốt thời gian nồm (nhà luôn chạy máy lạnh thì không cần thiết lắm).
CÁC MÙA KHÁC:
Khi nào thấy bấm nốt không kêu hoặc phím bấm xuống không nảy lên hoặc dính phím thì cắm ống sấy cho đến chừng nó kêu. Khi nó đã kêu thì để thêm vài ngày hoặc vài tuần rồi rút phích cắm ra.
Thời gian cắm ông sấy kéo dài vài tháng mà không thấy tiến triển gì thì bạn lại mở đàn xem có trứng gián hay phân côn trùng bị rơi vào các khớp chuyển động không.
Nếu không được, bạn hãy gọi cho chúng tôi (có thể côn trùng như gián đẻ trứng vào giữa các khớp chuyển động nên bị kẹt).
* Với điều kiện độ ẩm Việt Nam, chỉ nên dùng ống sấy của Trung quốc (20W).
Công ty chúng tôi có bán, giá hiện tại là 200 000 vnđ/chiếc.
(ống sấy "Pearlriver" của Trung Quốc rất ít khi hỏng, đến nay, chúng tôi mới ghi nhận 2 chiếc bị hỏng)
3- CÔN TRÙNG:
CON MỐI:
Không nên để đàn quá sát tường, tối thiểu là 3cm để đề phòng mối ăn đàn.Mối có thể ăn hỏng đàn trong vòng 01 tuần nếu để chúng xâm nhập. Mối phải đi theo bầy, phải có tổ nên một vài con bị vứt vào thùng đàn cũng không làm sao. Tránh để nó đùn mùn (như đê) dẫn đường vào đàn theo bầy.
Vậy, đàn nên có bát kê dưới bốn bánh xe dưới gầm đàn để có khoảng cách hợp lý giữa gầm đàn và đất, lưng đàn và tường vì mối thường không đùn mùn qua được 4 bánh xe sắt vào đàn, trừ khi có "cầu bắc qua" - một tờ giấy, hay đồ chơi bị rơi dưới gầm hoặc lưng đàn có thể làm cầu nối để mối đùn mùn bò vào theo bầy.
Bát kê đàn là bốn miếng hình tròn, thiết kế để kê dưới 4 bánh xe sắt của đàn để đàn không bị đẩy vào tường do ai đó vô tình dựa vào; đàn bị lao vào tường thường sứt góc dưới do va vào gạch ốp chân tường; ngoài ra bát kê còn có tác dụng tách âm với nền nhà (insulator).
• Công ty có bán bát kê với giá hiện tại 150 000 vnđ/bộ của Trung Quốc và 250 000 vnđ/bộ của Nhật.
CON MỌT:
Vì lý do nào đó, đàn piano Nhật (nội địa) hầu như không bị mọt ăn.
Trong số rất nhiều đàn piano nội địa (sản xuất tại Nhật) chúng tôi đã bán, theo quan sát của chúng tôi, chỉ có một hoặc hai cái là cùng có xẩy ra trường hợp bị mọt ăn.
Nếu các bạn thấy con xén tóc bay vào nhà thì nên vứt ra ngoài vì xén tóc đẻ trứng vào gỗ, nở thành mọt. Con mọt chính là con xén tóc con, khi lớn, chúng lột xác, có cánh và biến thành con xén tóc.
Nếu bạn nghe thấy tiếng kẽo kẹt của mọt đang ăn, bạn hãy gọi cho chúng tôi để chúng tôi mang đàn về Công ty xử lý.
CON GIÁN – CON NHẬY:
Chúng tôi đã có kế hoạch luôn cho băng phiến (mua ở các siêu thị) vào trong thùng đàn khi đàn được giao; song không nên cho nhiều bằng phiến vì không có lợi cho sức khỏe.
Tuy nhiên, sau một vài tháng, bạn hãy mở bụng đàn (ở dưới bàn phím), ấn hoặc vặn chốt để mở nắp ra và cho thêm một vài viên băng phiến vào vì gián và đặc biệt là con nhậy rất thích nhấm, ăn dạ và búa đàn.
Chúng không ăn nhanh như mối, nhưng theo thời gian, cũng gây tác hại.
4- LÊN DÂY, BẢO QUẢN
Đàn sử dụng với mục đích nghiệp dư (amater), tức sử dụng dưới 60 phút/ngày thì khoảng từ 8 tháng đến 01 năm cho người đến kiểm tra, lên dây một lần.
Đàn chơi với mục đích chuyên nghiệp (professional), tức sử dụng 2 đến 3 tiếng/ngày thì khoảng từ 04 đến 06 tháng nên bảo dưỡng một lần.
* Chi phí lên dây với nhu cầu bình thường (không bao gồm sửa chữa, nếu có) hiện tại khoảng từ 400.000đ/lần đến 600.000đ/lần.
* Lên dây cầu kỳ 100 usd/lần - thí dụ: những gia đình có yêu cầu cao, hoặc cho những buổi biểu diễn quan trọng.
Nếu bạn có nhu cầu lên dây, xin liên hệ với chúng tôi để chúng tôi cử người đến.
Thợ lên dây của Công ty có rất nhiều việc để làm, chúng tôi không có nhu cầu kiếm việc mà chỉ muốn đàn chúng tôi đã bán, đang trong giai đoạn bảo hành, phải được bảo dưỡng, lên dây đúng qui cách.
* Trường hợp đàn bị bảo dưỡng lên dây không do người của chúng tôi cử đến (thí dụ: vặn nhầm, làm đứt dây...), chúng tôi sẽ không chịu trách nhiệm bảo hành nữa.
Việc vận chuyển đàn cũng không phải giản đơn; tốt nhất, bạn hãy liên hệ với người của chúng tôi để tránh va đập, làm hỏng vỏ đàn, gây mất thẩm mỹ.
Đó là công việc không khó nếu ai không coi thường nó; ngược lại, nó sẽ rất khó và sẽ làm hỏng việc nếu không đánh giá đúng.
Việc chuyển đàn cho các cửa hàng buôn bán piano tại Hà Nội thường có khung giá như sau:
- Nếu bạn chuyển từ tầng 1 nhà nọ đến tầng 1 nhà kia, chi phí sẽ là 500 000 vnđ - bao gồm tiền xe và công.
- Nếu bạn chuyển từ tầng 1 nhà nọ đến tầng 2 nhà kia, chi phí sẽ là 650 000 vnđ - bao gồm tiền xe và công.
- Nếu bạn chuyển từ tầng 1 nhà nọ đến tầng 3 nhà kia, chi phí sẽ là 700 000 vnđ - bao gồm tiền xe và công.
- Nếu bạn chuyển từ tầng 1 nhà nọ đến tầng 4 nhà kia, chi phí sẽ là 750 000 vnđ - bao gồm tiền xe và công
- Nếu bạn chuyển từ tầng 1 nhà nọ đến tầng 5 nhà kia, chi phí sẽ là 850 000 vnđ - bao gồm tiền xe và công
- Nếu bạn chuyển từ tầng 2 nhà nọ đến tầng 2 nhà kia, chi phí sẽ là 800 000 vnđ - bao gồm tiền xe và công.
- Nếu bạn chuyển từ tầng 2 nhà nọ đến tầng 3 nhà kia, chi phí sẽ là 850 000 vnđ - bao gồm tiền xe và công.
- Nếu bạn chuyển từ tầng 2 nhà nọ đến tầng 4 nhà kia, chi phí sẽ là 900 000 vnđ - bao gồm tiền xe và công.
- Nếu bạn chuyển từ tầng 3 nhà nọ đến tầng 3 nhà kia, chi phí sẽ là 900 000 vnđ - bao gồm tiền xe và công.
- Nếu bạn chuyển từ tầng 2 nhà nọ đến tầng 5 nhà kia, chi phí sẽ là 950 000 vnđ - bao gồm tiền xe và công.
- Nếu bạn chuyển từ tầng 3 nhà nọ đến tầng 4 nhà kia, chi phí sẽ là 950 000 vnđ - bao gồm tiền xe và công.
- Nếu bạn chuyển từ tầng 3 nhà nọ đến tầng 5 nhà kia, chi phí sẽ là 1 000 000 vnđ - bao gồm tiền xe và công.
- Nếu bạn chuyển từ tầng 4 nhà nọ đến tầng 4 nhà kia, chi phí sẽ là 1 000 000 vnđ - bao gồm tiền xe và công.
- Nếu bạn chuyển từ tầng 4 nhà nọ đến tầng 5 nhà kia, chi phí sẽ là 1 050 000 vnđ - bao gồm tiền xe và công.
- Nếu bạn chuyển từ tầng 5 nhà nọ đến tầng 5 nhà kia và ngược lại, chi phí sẽ là 1 050 000 vnđ - bao gồm tiền xe và công.
- Nếu bạn chuyển đàn từ tầng 1 nhà này sang nhà cao tầng kia (có thang máy đủ rộng), chi phí sẽ là 550 000 vnđ - bao gồm tiền xe và công.
- Nếu bạn chuyển đàn từ nhà cao tầng này (có thang máy đủ rộng) sang nhà cao tầng kia (cũng có thang máy đủ rộng), chi phí sẽ là 600 000 vnđ - bao gồm tiền xe và công.
- Quí khách lưu ý, giá thành vận chuyển piano ở Sài Gòn và các tỉnh phía Nam có thể khác. Xin liên lạc với chúng tôi nếu muốn biết rõ chi tiết.
Đội vận chuyển thường không chuyển được đàn lên tầng 5 cho những nhà ống, cầu thang hẹp vì nhà ống thường xây 5 tầng nên nếu chuyển lên tầng 5 thì không có vị trí tầng 6 để buộc dây và pa-lăng, còn bê tay thì cầu thang hẹp không bê được.
Tất nhiên là nếu chỉ chuyển lên tầng 2,3 hoặc 4 thì thường là được vì họ thường dùng pa-lăng đưa qua ban công vào.
Khi bắt đầu vận chuyển, nếu cung đường dài, địa hình vận chuyển quá khó khăn, chi phí có thể phát sinh.
Chi phí phát sinh phải được thống nhất trước khi tiến hành công việc để tránh phiền phức cho khách hàng và đội ngũ vận chuyển.
Giá thành vận chuyển cho khách hàng (nếu địa hình không có gì đặc biệt) thường cao hơn khoảng 50 000 vnđ so với giá vận chuyển cho các cửa hàng buôn bán piano.
* Công ty chúng tôi cũng nhận vận chuyển đàn cho khách hàng. Tuy nhiên, chi phí sẽ cao hơn 400 000 vnđ cho mỗi một lần vận chuyển tầng 1 (tầng trệt) và 500 000 vnđ cho mỗi lần vận chuyển tầng 2 trở lên.
Công ty sẽ chịu trách nhiệm cho thiệt hại, rủi ro nếu khách hàng trực tiếp thuê dịch vụ do chúng tôi trực tiếp làm.
Tuy nhiên, như tôi đã nói ở trên: đến nay, theo tôi được biết thì chưa có trường hợp tai nạn tổn thất về người đáng tiếc nào xẩy ra trong quá trình vận chuyển đàn piano trên địa bàn Hà Nội. Do vậy, chúng tôi khuyến khích khách hàng thoả thuận trực tiếp với đội ngũ vận chuyển (có thể do chúng tôi giới thiệu) và hợp tác cùng họ để việc vận chuyển được suôn sẻ (thí dụ: chủ nhà đứng dưới nhà yêu cầu khách đi đường qua lại tránh đi lại ở phía dưới khi đàn đang được kéo lên cao).
5- VỆ SINH ĐÀN
Đàn để chỗ nhiều bụi thì vài năm nên gọi chúng tôi một lần để thổi sạch máy đàn bằng máy xì hơi (có van ngăn nước) để tránh làm đàn bị tịt do bụi và ẩm.
Nếu đàn bị bụi mà không tịt thì không sao, bạn cứ chơi bình thường.
Đôi khi, đàn bị bụi nhiều mà kẹt phím chứ không phải lúc nào nguyên nhân cũng do ẩm.
Không dùng khăn ướt lau đàn, dùng khăn mềm, khô (vải xô, áo may ô cũ) lau để khỏi làm xước mặt sơn.
Nếu đàn có khăn phủ phím bằng dạ (thường là màu đỏ, dùng để trang trí) thì không giặt bằng nước. Nếu bạn có nhu cầu làm sạch thì bạn hãy giặt khô; giặt nước, khăn co lại, nhìn rất xấu.
Đàn Nhật thường được phủ lớp sơn đen dày. Để một thời gian ngắn, bề mặt sơn bị mờ đi. Bạn đừng nghĩ là cây đàn đã cũ mà “hắt hủi” nó.
Bạn hãy gọi cho chúng tôi, với chi phí 300 000 vnđ, đàn của bạn nhìn sẽ đẹp hơn nhiều.
6- CÁCH SỬ DỤNG:
Đàn tự nhiên bị mất tiếng: bạn nhìn xuống dưới đàn, có 3 bàn đạp (pedal). Bạn thấy bàn đạp ở giữa thấp hơn 2 chiếc còn lại khoảng vài cm thì lấy chân ấn xuống, dịch nó sang phải; có loại đàn, bàn đạp cao bằng nhau mà vẫn mất tiếng (theo kinh nghiệm, đàn Apollo của Nhật thỉnh thoảng có chiếc thiết kế theo kiểu này), bạn dậm chân mạnh vào bàn đạp ở giữa, dạ giảm âm ở trong đàn sẽ được nâng lên, âm thanh sẽ trở lại bình thường vì đó là bàn đạp giảm âm, dùng để tập đàn ban đêm.
Nhiều khách hàng thắc mắc nốt cuối cùng bên phải của đàn có âm thanh nghe rất nhỏ và lạ.
Thứ nhất, nhiều nghệ sĩ chơi đàn vài chục năm nhưng chưa bao giờ dùng đến nốt đó.
Thứ hai, nốt cuối cùng ở độ rất cao của âm thanh, tần số rung cực cao và ngắn, khi gõ vào chỉ nghe tiếng búa gõ vào dây là chính, tai người hầu như nghe được rất ít cao độ.
Như thế là bình thường và bất kỳ đàn piano nào cũng thế, không phải do hỏng.
Việc học đàn:
Ngoài việc luyện tập thường xuyên, nên có giáo viên nhiệt tình hướng dẫn. Học đàn piano nói riêng và chơi nhạc cụ rất khó - "nghề chơi nó lắm công phu". Bạn có thể luyện tập nhiều, trong vòng vài năm mà chơi cũng chẳng hơn ai. Đừng nản, học nhạc chuyên nghiệp có thể kéo dài vài chục năm, nhưng người chơi cũng chẳng thấy mình giỏi. Vì vậy, nếu bạn mua đàn vài năm mà thấy mình chơi vẫn "phọt phẹt" thì cũng là bình thường.
Để tìm hiểu thêm về việc học đàn, mời bạn tham khảo trang web của Công ty:
http://huyquangpiano.com/dich-vu-huy-quang/dv-tu-van-hoc-nhac.html
Bạn cũng nên lưu ý là đàn cũ chưa có hệ thống chống sập nắp nên khi con bạn đang tập, tránh để trẻ em quá nhỏ tuổi khác lại gần, quấy nhiễu. Chúng có thể gạt vào nắp đàn, đập xuống tay con bạn.
Lực đập nhìn rất mạnh, nhưng ngày bé, tôi bị nhiều lần, cũng không đau lắm (nhưng cũng không thích) nên các bạn cũng không cần lo lắng quá về việc này.
Theo tôi, để có cây đàn piano nghiêm túc, các nhà sản xuất đã rất công phu trong việc chế tạo. Nếu có tai nạn lớn (giập tay chẳng hạn) thì cây đàn piano ngày nay đã không có nắp.
Tuy nhiên, bạn vẫn nên cẩn thận!
Tuổi thọ piano Nhật có thể kéo dài 60, 70 hoặc hàng trăm năm nếu bạn sử dụng, bảo quản đúng qui cách.
HQ
Xin chú ý: Bài viết được viết từ năm 2009, giá thành vận chuyển và dịch vụ có thay đổi, để biết thông tin chính xác hơn, xin truy cập trang web: www.huyquangpiano.com
Hờ hờ. Bà xã tớ ngày xưa cũng học Piano ở nhạc viện SG. Nhà tớ có cây đàn. Nhưng rồi vì bà ấy học y và đi làm BS cực quá. Lâu lắm không đàn. Thằng con thì cũng có học. Nhưng bây giờ nó du học ở Mỹ 5 năm rồi. Khg ai đàn nữa. Vì tớ sinh ra trong gia đình nghèo rớt mồng tơi.
ReplyDeleteCây đàn nhà tớ có hệ thống sưởi. Nhà tớ nuôi con mèo. Vợ chồng tớ ăn cơm hàng cháo chợ. Nhà kiếm 1 con dán và con chuột khg ra. Lâu lâu đàn lại bà xã tớ bảo đàn nhà mình tốt. Để không mấy năm mà không rớt tiếng.
Quang ơi,
ReplyDeleteNhà chị thi không có piano cho nên bài này chị không đọc ;-)
Nhưng vẫn chờ những bài khác của em. Lúc này bận lắm sao? Chắc cuối năm, nhiều người sửa đàn, mua đàn để ăn tết?
Chị mới viết một mẩu bên blog của chị, và nghĩ đến em vì chị nghĩ em có thể quan tâm. Nên đến mời em sang nhà chị chơi nhé.
Link: http://bloganhvu.blogspot.com/2009/12/oi-ieu-ve-nhan-thuc-luan-epistemology.html
Cảm ơn bác về bài viết này. Đàn nhà tôi là Yamaha U3. Không sấy thừơng xuyên. Nhưng thỉnh thoảng tiếng bị đục đi, thỉnh thoảng tiếng lại hay, trong vắt. Tôi đoán là đo độ ẩm không phù hợp. Bác có biết chỗ nào bán thiết bị himidifier/dehumidifier để giữ độ ẩm luôn hằng định không?
ReplyDeletecảm ơn bác trứơc
Chào DR,
ReplyDelete"dehumidifier" của Đài loan giá 1,2 triệu nhưng cứ vài ngày, DR phải mở thùng đàn ra đổ nước đi, không nước nó tràn vào thùng đàn thì dở. Theo tôi, có thể khoan một lỗ nhỏ ở đáy đàn (không phải thùng âm) để dẫn đường nước ra ngoài. Tuy nhiên, vài ngày, vẫn phải mang nước đi đổ vì chẳng ai để piano ở cạnh lỗ cống để dẫn nước thoát ra.
"dehumidifier" giúp cho piano ổn định độ ẩm mà không làm thay đổi nhiệt độ trong đàn như ống sấy - gây khô búa, nứt thùng âm...
Cám ơn DR!
HQ
Chú ơi cho cháu hỏi đàn Yamaha có 3 lỗ dươí pedal có phải chỉ to bằng ngón tay trỏ phải ko a?
ReplyDeletetường sau piano nhà cháu bị ẩm do nhà bên cạnh hỏng đường nước thì ko biết có ảnh hưởng đến đàn ko mặc dù có để cách tường
với cả hôm trước vì thấy gỗ trong đàn mốc nên chau lại dùng khăn ẩm lau nhưng ko có động vào búa đàn hay bộ phận cơ thì ko biết có sợ hại đàn ko a?
ko biết chú có còn trả lời trên blog ko a?:)
Đàn không nên để chỗ ẩm bạn ạ.
ReplyDeleteNếu tường bị ẩm, nên chuyển đàn ra chỗ khác để vì khi không khí ẩm, dạ lót các khớp đàn trương lên, chèn vào khớp làm đàn hay bị tịt. Khí hậu ở Việt nam, đặc biệt khu vực phía Bắc, bạn nên lắp ống sấy đàn piano của Trung Quốc (hiệu Pearl River dùng tốt) có giá khoảng 250K (có bán tại cửa hàng của Cty tại Hà nội, lắp ráp thế nào, bạn cứ hỏi Cửa hàng thì biết nhé) và không nên chỉ vứt gói chống ẩm ở trong vì gói chống ẩm không thể hút hết ẩm trong mùa nồm ở Miền Bắc nói chung. Nhà cửa nên quét sơn, vệ sinh sạch sẽ vì ẩm mốc không chỉ không có lợi cho đàn mà rất hại cho sức khỏe, và tôi cũng nghe nói mốc là một trong những tác nhân gây ung thư. Nếu đàn mốc quá, bạn dùng khăn ẩm (vắt thật kỹ nước) rồi lau mặt trong đàn cũng không sao nhưng lau xong thì dùng máy sấy tóc sấy cho khô. Bạn chú ý không được để nước đổ vào búa đàn vì đổ vào búa sẽ trương lên, rất khó khắc phục, khắc phục được cũng tốn tiền và tốn công.
Ngoài nước, chuột là "kẻ thù số 1" của đàn piano. Bạn nên làm hộp chống chuột. Nếu bạn ở Hà nội, bạn gọi điện đến Cửa hàng 04 22140104 yêu cầu thợ đến lắp, chi phí khoảng từ 250 đến 350K tùy theo loại đàn. Chuột rất thích vào đàn vì có dạ và gỗ để nó cắn cho đỡ ngứa răng. Chuột vào đàn chỉ trong thời gian ngắn là hỏng rất nhiều và rất khó khắc phục.
Chiếc đàn piano tốt thường có giá từ 1000 USD đến nhiều ngàn USD tùy theo chiếc. Hi vọng bạn nói riêng và khách hàng nói chung chú ý đến thông tin này.
ĐÀN PIANO CƠ PIANO CƠ NHẬP KHẨU TỪ NHẬT BẢN CHẤT LƯỢNG CAO
ReplyDeleteE có cây đàn cũ. Lớp vải màu đỏ giữa khe phím và thùng đàn quá cũ và bám bụi nên e muốn thay lớp mới vào. Cho e hỏi bên công ty a có bắn vải này ko. E cam on
ReplyDeletecảm ơn bạn đả chia sẽ thông tin rất hay
ReplyDelete--------------------------------------------------------------
click vào để biết thêm chi tiết
dan piano
dan piano co