Đất nước đã thống nhất bằng máu

Ngày 17/4/2010, bà Đỗ Ngọc Bích có gửi cho BBC tiếng Việt bài "Một cách nhìn khác về tinh thần dân tộc". Bài viết đã làm nhiều người Việt ở Hải Ngoại cũng như trong nước phản đối.


aXin gửi vài suy nghĩ của tôi:

Ngày tôi ở Đức, tôi bị chuyển đến một làng nhỏ. Có anh trai làng tò mò hỏi tôi từ đâu đến. Tôi nói tôi từ Việt nam. Anh ta hỏi tôi là Việt Nam ở đâu. Tôi tìm mọi cách giải thích, nhưng anh ta không hiểu và hình như anh ta không muốn hiểu. Theo ý anh ta, tôi là người Trung Quốc - Việt Nam, Trung Quốc đối với anh ta là một. Tôi rất bức xúc!

Không thể phủ nhận là các quốc gia Châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam là những quốc gia độc lập mặc dù có rất nhiều điểm tương đồng; cũng vậy, không thể coi người Anh, người Pháp, người Đức là một, mặc dù họ có nhiều cái giống nhau.

Do vậy, giữa họ, có rất nhiều cái khác nhau và tồn tại nhiều mâu thuẫn mà nếu không biết kiềm chế, không tìm cách để hiểu biết lẫn nhau thì sẽ dẫn đến chiến tranh, việc mà theo tôi, trong kỷ nguyên hội nhập, chúng ta không nên nghĩ tới.

Về việc trach chấp biển Đông giữa Việt Nam và Trung quốc, theo tôi, ông Tôn Quốc Tường, Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam, trong nội dung bài viết do BBC đăng tải ngày 7/1/2010 đã phát biểu rất khéo léo, khôn ngoan và mang tính nhân văn.

Ông nói:

“Tôi thường nói trong gia đình dù là vợ chồng cũng có khi cãi nhau. Đây là vấn đề giữa anh em chúng ta”.

Tuy Việt Nam, Trung Quốc là hai quốc gia độc lập, nhưng xét về văn hoá, có rất nhiều nét tương đồng. Trong quá khứ, Việt Nam, Trung Quốc luôn có những mâu thuẫn vì không thể phủ nhận, đối với Việt Nam và nhiều nước khác, Trung Quốc có vị thế là một nước lớn.

Ngoài Bắc Hàn, Cu Ba, không thể phủ nhận, Trung Quốc và Việt Nam là hai trong số ít nước Cộng sản còn lại trên hành tinh.

Vì vậy, ông Tôn Quốc Tường còn nói:
“Hai nước đều là nước xã hội chủ nghĩa, do đảng Cộng sản lãnh đạo nên không có lý do nào không thể giải quyết vấn đề tồn tại.”

Truyền tải tiếng nói của Bắc Kinh, ông nói:
“Lãnh đạo cấp cao Trung Quốc đã nêu ra một sáng kiến mang tính xây dựng. Đó là gác lại tranh chấp, cùng nhau khai thác. Đây là con đường hiện thực và thiết thực hai bên có thể thực hiện.”

Và:

"Nếu điều kiện chưa chín muồi, làm cản trở quan hệ hai nước, điều cần phải làm là nên gác lại vấn đề…Đây là cách làm phù hợp nhất. ”


Nếu người dân hai nước, nhân có những mâu thuẫn trong quá khứ hầu như không thể giải quyết trọn vẹn, tiếp tục đổ thêm dầu vào lửa thì có nên không khi chúng ta lại bắt đầu một cuộc chiến không cần thiết, mang lại chết chóc, đau thương?
Lịch sử Việt Nam - Trung Quốc mấy ngàn năm đã chứng minh là đã bao giờ Trung Quốc có thể xoá sổ Việt Nam trên bản đồ thế giới và Việt Nam đã bao giờ "thực sự" thắng được sự ảnh hưởng của Trung Quốc từ kinh tế cho đến văn hoá?
Nếu chúng ta không tỉnh táo, tư duy bị ảnh hưởng bởi những thành kiến được lịch sử răn dạy, thì chúng ta lại một lần nữa múa vui cho "thần chiến tranh". Lúc đó, con em người Việt Nam, con em những người Trung Quốc lại tàn sát lẫn nhau; và ai sẽ vui sướng từ điều đó?

Khi gặp rắc rối, người ta thường tìm nguyên nhân. Khi đất nước có nhiều tiêu cực, những người Việt Nam đều tìm câu trả lời vì theo tôi, đa số trong họ đều rất yêu nước.
Họ đổ lỗi cho Chủ nghĩa Cộng Sản.

Trở về lịch sử, ta thấy đa số người dân Bắc Việt ngày đó đã ủng hộ Đảng, Bác, và rất nhiều người dân Nam Việt đã ngấm ngầm tiếp tay cho Bắc Việt mà đại diện của họ tại miền Nam là "Mặt trận Giải phóng Miền nam".

Trong bài đăng ngày 19/1/2010 của BBC, có dẫn lời của Ông Hồ Văn Kỳ Thoại, cựu Phó Đề đốc hải quân Việt Nam Cộng Hoà, nguyên Tư lệnh Hải quân Vùng 1 Duyên hải.

Ông nói:
"Bây giờ nhìn lại, thấy rõ ràng năm 1973, khi Hoa Kỳ bắt đầu rút khỏi Việt Nam thì quân lực Việt Nam Cộng Hòa chiến đấu đơn độc, không có sự hỗ trợ của đồng minh".

Đồng minh Hoa kỳ ngày đó đã "bỏ rơi" miền Nam Việt Nam?
Theo tôi được biết thì nhiều người Việt Nam Cộng Hoà đã chê trách cách hành xử của Hoa kỳ thời đó, nhưng xét lịch sử Việt Nam mấy ngàn năm, tôi thấy Việt Nam là nước tuy nhỏ, nhưng khó có thể bị chi phối mạnh mẽ, toàn diện bởi ngoại bang. Vì vậy, theo thiển nghĩ của tôi, nhiều người Việt Nam từ hai chiến tuyến đều khó chấp nhận sự can thiệp quá sâu vào nội bộ quốc gia theo kiểu Mỹ và họ đã chống lại điều đó.

Trên bình diện khác, ngày đó, nếu Việt Nam Cộng Hòa bảo vệ được Chính thể của mình thì liệu ngày hôm nay, những người như chúng tôi, được sinh ra trong chế độ Xã hội Chủ Nghĩa, có cha anh là những người Cộng sản, có thể nhìn thấy ánh sáng của "đổi mới", của "hoà nhập" hay đã trở thành một quốc gia giống Bắc Triều tiên, sẵn sàng "chiến đấu" với người khổng lồ hùng mạnh Mỹ dù đã và đang phải đối mặt với nạn đói....

Nếu lấy lối sống Mỹ làm chuẩn thì việc miền Nam Việt nam thất thủ đã làm cho nhiều người ủng hộ chính thể Việt Nam Cộng Hoà đau đớn, phải bỏ nước ra đi, trong khi những người như tôi lại cảm thấy may mắn vì tôi không muốn Bắc Việt trở thành một quốc gia như Bắc Hàn.

Trên bình diện khác, ngày đó, nếu chúng ta giữ cho Việt Nam trở thành một quốc gia, hai thể chế Chính trị như Đông - Tây Đức , và một ngày, "bức tường" ngăn cách Đông - Tây sụp xuống, đi đến thống nhất trong hoà bình và chúng ta  cũng có lý do để  hi vọng Việt Nam cũng như vậy, cũng như Nam Hàn vẫn mong cùng Bắc Hàn thống nhất mà không cần đổ máu.

Tuy nhiên, mỗi nước đều có hoàn cảnh lịch sử khác nhau nên không thể áp dụng tuyệt đối cách thức giải quyết vấn đề của nước nọ vào nước kia. Biết đâu, Việt Nam không thể thống nhất theo kiểu Đông - Tây Đức được, và vĩ tuyến 17, sông Bến Hải, cầu Hiền Lương sẽ mãi chia cắt Việt Nam cho đến ngày tận thế?

Sự can thiệp mạnh quá vào một thể chế Chính trị theo kiểu Mỹ có thể dẫn đất nước bị can thiệp phát triển theo kiểu đối đầu, dẫn đất nước đó theo hai thái cực ngược nhau, vì người dân bản địa chưa thay đổi kịp theo tư duy mới được truyền bá.
Trường hợp Nam - Bắc Triều Tiên là một ví dụ.

Và khi sự can thiệp kiểu Mỹ trước năm 1975 đã không thành công ở Việt Nam .  Việt Nam bây giờ giống như một cái rọ, mà trong đó, tất cả các kiểu tư duy được cho vào trong và xóc lên. Những con người, với các kiểu tư duy khác nhau, không có "lãnh địa" riêng để sống và bày tỏ quan điểm của mình, sẽ phải cùng đi theo một lối tư duy mang tính "định hướng". Trong số họ, nhiều người đã không chịu được, phải bỏ đi, tìm cho mình "một đồng loại" bằng mọi giá và kết quả là nhiều người đã phải chịu những nỗi đau tột cùng về tinh thần, thể xác cùng sự đau đáu, xa cách đất mẹ.

Song, chúng ta phải chấp nhận lịch sử Việt Nam đã như thế, đã xẩy ra như thế và nếu có trách, theo tôi, có lẽ chúng ta nên trách chính bản thân chúng ta đã không thể làm gì hơn và để đừng xảy ra chiến tranh ; hoặc, có chăng, có thể trách Tạo hóa đã tạo ra con người, đất nước Việt nam như ngày hôm nay...

Đừng nói chuyện chiến thắng nữa, cũ lắm rồi!!!!

Viết nhân ngày 30/4



HQ

Comments

  1. HQ ạ,

    Chị đọc bài này từ hôm qua. Định không viết gì, nhưng sau lại thấy cần lên tiếng.

    Em nói, ông TQT của TQ đã phát biểu khôn khéo và nhân văn. Chị đồng ý, nhất là câu sau:

    "Nếu điều kiện chưa chín muồi, làm cản trở quan hệ hai nước, điều cần phải làm là nên gác lại vấn đề… Đây là cách làm phù hợp nhất."

    Vấn đề là, gác lại để làm gì? Để tìm thêm thông tin, tạo (ngụy tạo) thêm chứng cớ? Để khi chuẩn bị đủ thì ... sẽ dành bằng vũ lực? Và khi dùng vũ lực, thì ai hơn ai nhỉ?

    Phía TQ chắc chắn đang chuẩn bị. Cái đó chúng ta thấy rõ. Còn VN, đảng, nhà nước đang chuẩn bị ra sao?

    Nhân dân thì tự phát, nhưng nhà nước thì dường như im lặng, chưa kể đôi khi còn sai lầm tai hại...?

    Cho nên, chị không thể đồng tình hoàn toàn với quan điểm của em hay của ĐNB được.

    Những người kêu gọi việc bớt cực đoan với TQ chỉ thành công khi họi làm cho người dân thấy những thiệt hại của người dân đang được nhà nước giải quyết tích cực và thành công, nhờ vào quan hệ ngoại giao tốt đẹp giữa 2 đảng, 2 nhà nước, 2 nhân dân. Như các khẩu hiệu ngọt ngào ...

    Còn nếu không thì tất cả những lời kêu gọi anh em, người nhà của ông TQT sao rất giống như một ông chồng vũ phu đánh vợ, nhưng khi thấy vợ gọi hàng xóm hoặc công an can thiệp thì lại dở giọng ngon ngọt và bảo, "em ạ, vợ chồng đầu gối tay ấp, lẽ nào không bảo nhau được mà lại gọi người ngoài?"

    Rồi khi hàng xóm về hết, lúc ấy anh sẽ dạy cho em một bài học nhớ đời, em nhé!!!!

    ReplyDelete
  2. Gửi chị suy nghĩ của em về ý kiến của chị:

    http://huyquangpiano.blogspot.com/2010/04/tra-loi-chi-dr-pa-trong-binh-luan-bai.html

    Em Quang

    ReplyDelete

Post a Comment

Popular posts from this blog

Ngàn lý do để tôn vinh Chúa

ĐỘ NẶNG CỦA PHÍM ĐÀN PIANO (HAY TRỌNG LƯỢNG CẢM ỨNG PHÍM ĐÀN) - Tại sao phím đàn piano của tôi chơi cứng?

Nhạc Jazz là gì và làm thế nào để "thưởng thức" nó?