THẾ NÀO LÀ NGƯỜI HIỀN
Để tặng các bạn trẻ
Dấn Thân
Ngày nọ, Thầy Khổng Tử
và các môn đệ đi
thăm viếng một làng kia
được tiếng là có nhiều
người hiền (hiền nhân). Đến xế trưa, thầy
trò dừng chân nghỉ ngơi
dưới một tàng cây cổ
thụ ở cuối làng.
Tử Lộ, một học
trò của Khổng Tử, hỏi
Thầy mình: Thưa Thầy, thế nào
là một người hiền?
Thay vì trả lời câu
hỏi của Tử Lộ, Thầy
Khổng Tử bèn hỏi lại
các môn đệ của mình: Theo các con, người hiền phải
là người như thế nào?
Sau một vài phút suy
nghĩ, một học trò trả
lời: Theo
con, người hiền phải là người
được mọi người yêu mến...
Khổng Tử lắc
đầu. Một học trò
khác liền nói tiếp: Vậy
thì, thưa Thầy, người hiền
là người không được ai quí
mến, không ai ưa thích
cả?
Nghe vậy, Khổng Tử cười
bảo: Không ai ưa thích,
không ai yêu mến thì
sao gọi là người hiền
được?
Tử Lộ nãy giờ suy
nghĩ mà chưa tìm ra
câu trả lời, nghe Thầy
nói vậy liền hỏi:
- Thưa Thầy, một người
bị mọi người ghét bỏ,
Thầy không cho là người
hiền. Con hiểu. Nhưng một
người được mọi người yêu
mến, Thầy cũng không cho
là người hiền. Con không hiểu. Vậy người hiền thật
sự phải là người như
thế nào? Xin Thầy giảng cho
chúng con tường...
Nhìn các học trò theo
mình bấy lâu, chữ nghĩa
thánh hiền thông thuộc, hiểu biết hơn
người mà vẫn không trả
lời được câu hỏi có
vẻ... tầm thường đó, Thầy
Khổng Tử ôn tồn bảo:
- Các
con ạ, phàm ở đời... thời buổi nào,
bất cứ nơi nào, xã
hội, tổ chức nào... cũng
luôn luôn có hai hạng
người tốt và xấu, thiện
và bất thiện... như ngày và đêm,
như ánh sáng và bóng
tối. Người tốt lành làm
việc thiện, sống cho người,
quên mình, vị tha, bác
ái, nêu gương sáng bằng
hành động, thấy điều sai
quấy dám nói lên để
sửa đổi, cải tiến. Người hiền không xu
nịnh, a dua, không lợi dụng
người khác cho quyền lợi
riêng tư... Người xấu chỉ
nghĩ đến mình, mọi hành
động đều nhằm tư lợi,
bè phái, thấy người hơn
mình thì gièm pha, đặt
điều nói xấu, vu khống, hành động theo
phương châm “cứu cánh chứng
minh phương tiện,”
điều gì cũng dám làm
nếu có lợi cho mình,
không cần biết hậu quả
xảy đến cho người khác...
Vậy được người xấu ưa
chuộng có phải là người
hiền không? Bị người tốt không
ưa có phải
là người hiền không? Người được cả hai
loại người tốt và xấu
ưa thích tự bản chất
đã là người
xấu, rồi dùng sự khéo
léo, lừa lọc, mánh mung
để làm vừa lòng mọi
người, đi với bụt thì
mặc áo cà-sa, đi với
ma thì mặc áo giấy, không
dám có ý kiến, lập trường,
thấy sai quấy không dám
nói vì sợ làm mất
lòng, mất lợi. Đây là hạng
người rất nguy hiểm trong
sự giao kết bạn bè,
hoặc làm việc chung với
nhau. Các con phải cẩn thận. Phần các con, nếu muốn trở nên
người tốt, hữu ích cho
nhơn quần xã hội, các
con không thể, không
phải, và cũng không nên
làm vừa lòng tất cả
mọi người bất cứ lúc
nào, ngay cả đối với
thầy đây. Nói khác, các con phải dám nói
sự thật, làm chứng nhân
cho sự thật, dù bản
thân mình phải chịu thiệt
thòi.
Nghe đến đây, một học
trò khác thắc mắc, hỏi
tiếp:
- Vậy,
thưa Thầy, người
hiền là người vừa được
thương, vừa bị ghét?
Khổng Tử gật đầu đáp:
- Đúng.
Vấn đề ở đây là ai
thương, ai ghét. Đừng hành động
khiến người tốt lành lánh
xa, và kẻ dữ bu
quanh vui mừng. Vậy người hiền là
người được kẻ thiện trong
làng thương và bị kẻ
bất thiện trong làng ghét.
Người
làm vừa lòng tất cả
mọi người trong làng, được
mọi người ưa thích, là
hạng người ba phải, các
con nên tránh xa.(Sưu tầm)
Comments
Post a Comment