Lại chuyện dân chủ và Phương Uyên
.
Tôi không phải nhà dân chủ, cũng chẳng phải nhà cải cách.
Việc của tôi là cố gắng sống cho tốt để bản thân tôi, bố mẹ và các con đỡ khổ. Song các bạn cũng đã biết, không phải cứ tốt là sẽ bớt khổ. Nói vậy không có nghĩa là mình phải xấu. Trời cho ai cái gì, người đó được cái đó, còn kẻ cố tình làm điều xấu chắc chắn sẽ phải chịu hậu quả.
Có một ranh giới mong manh giữa làm việc tốt và mình tưởng mình làm việc tốt. Ranh giới này rất dễ vượt qua. Rất nhiều người nằm trong sự nhầm lẫn này.
Câu chuyện Phương Uyên là đề tài nóng trong mấy ngày nay. Báo lề phải, lề trái đều đưa ra lập luận của mình. Và từ ngàn xưa, cái được gọi là "lẽ phải" thường thuộc về kẻ mạnh hơn trong thời điểm tranh cãi.
Còn điều đó có thực là lẽ phải hay không thì lịch sử sẽ phán xét.
Tôi còn nhớ chuyện nhà bác học Galileo buộc phải thề từ bỏ ý kiến cho rằng trái đất quay trước tòa. Nhưng vừa bước ra khỏi tòa án, ông đã bực tức nói to:
- Dù sao trái đất vẫn quay!
Lẽ phải là lẽ phải, nó có thể bị bóp méo dưới lưỡi lê vì ai cũng sợ đau đớn, chết chóc, song một ngày có thể gần, có thể xa, người ta sẽ nói lên sự thật.
Trong trường hợp của Galileo, chân lý được khẳng định ngay sau khi rời tòa.
Khi Phương Uyên được tòa Phúc thẩm xử nhẹ hơn và được thả ngay tại tòa, tôi vui cho cô bé vì nếu Phương Uyên chỉ nói những điều không giống như Đảng Cộng sản nghĩ mà bị bỏ tù là điều không công bằng. Điều làm tôi vui hơn không phải là điều đó, mà như đã nói, việc đó thể hiện bước tiến không nhỏ trong sự hiểu biết lẫn nhau giữa những người khác chính kiến của Đảng Cộng sản.
Tuy nhiên, khi đọc báo lề phải, cụ thể là trong trang web có tên Nguyễn Tấn Dũng (Thủ tướng nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam), tôi đọc thấy Phương Uyên "cùng Kha chuẩn bị cả thuốc nổ, bom hẹn giờ... định đánh bom có tượng đài Bác Hồ ở Cần Thơ và người dân đang tập trung để làm lễ kỷ niệm" (600.000 hộ dân điêu đứng không bằng một Phương Uyên).
Trong một cơ chế mất lòng tin như hiện nay, tôi không thể không nghi ngờ về tính chính xác của thông tin này. Tuy nhiên, nếu đúng như vậy thì tôi cho rằng tòa Phúc thẩm đã sai lầm khi coi nhẹ tội danh này mà thả Phương Uyên ra. Chúng ta không thể và không nên bắt những người khác chính kiến chỉ vì họ nói hoặc đấu tranh theo hình thức ôn hòa cho những gì họ nghĩ, song chúng ta không thể dung thứ những hành động mang tính khủng bố, mà hành động đó có thể gây đau thương, chết chóc cho người dân vô tội.
Tượng ông Hồ Chí Minh có thể còn đó, có thể một ngày, người ta sẽ giật đổ. Nhưng đó phải là ý nguyện của nhân dân, không phải đặt bom, thưa các bạn.
Song, như đã nói, trong một cơ chế mất lòng tin gần như hoàn toàn như hôm nay, có lẽ không ít người ngờ vực tính chính xác của thông tin lề phải này. Chẳng phải không có lý do để người ta nghi ngờ những thông tin lề phải. Chuyện "hai bao cao su đã qua sử dụng" của ông Cù Huy Hà Vũ là một điển hình hài hước về những vụ việc tương tự (Ngô Bảo Châu)
Hôm nay, tôi đọc thêm bài viết "Đám kền kền, chúng nó không tha cho Phương Uyên đâu" của tác giả Lâm Trực cũng được đăng trên trang web được cho là của ông Nguyễn Tấn Dũng (Thủ tướng nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam).
Không phải học hành gì nhiều, chúng ta đều biết Chính quyền Việt Nam đang trong tay Đảng Cộng sản Việt Nam, và tác giả nhắc tới một thứ rất ghê gớm với cái tên "công cụ pháp luật" và gọi những người khác Chính kiến với mình bằng danh từ miệt thị là "đám kền kền"; hoặc cụ thể hơn, khi tác giả viết "nực cười, đến trẻ con chăn trâu cũng biết rằng chả có cái chính thể nào với đầy đủ các công cụ pháp luật trong tay lại đi sợ hãi dăm ba đứa háo danh, ăn mày hải ngoại, khoác áo dân chủ làm càn...".
Tôi hoàn toàn không ủng hộ một bài viết có tính miệt thị như vậy trên một trang web (có thể là chính thức) của một quí ông đang làm Thủ tướng của dân một nước độc lập, có 90 triệu dân (đông hơn nước Đức, nước Pháp, nước Ý và bằng gần 1/3 dân số Mỹ) và có 4000 năm văn hóa, lịch sử.
Thiết nghĩ, từ một trang web mang tính đại diện cao như vậy, những lời lẽ trong đó phải là "khuôn vàng thước ngọc", được cân nhắc kỹ lưỡng vì người ta không biết Thủ tướng thực sự nghĩ gì nhưng qua những phát ngôn trên trang web mang danh Thủ tướng, "thần dân" sẽ nghĩ đó là phát ngôn chính thức của Thủ tướng mà đánh giá.
Còn nếu đó là một trang web giả mạo thì việc đầu tiên là nên loại bỏ nó đi.
Một bài viết như vậy cũng đi ngược lại với chủ trương "hòa hợp, hòa giải dân tộc" của Đảng Cộng sản Việt nam mà việc thả Phương Uyên (nếu cô ta không định đánh bom tượng đài ông Hồ Chí Minh) cũng như việc cách đây không lâu, Đảng đã có chủ trương tu bổ nghĩa trang quân đội Biên hòa (Việc tu bổ nghĩa trang quân đội VNCH Biên Hòa) là những sự việc điển hình.
Cách đây không lâu, tôi có dịp được đến khu Little Sài Gòn ở quận Cam, California. Đã nghe nhiều về việc phân biệt Bắc kỳ ở khu vực này, tôi thử vào một vài cửa hiệu.
Sang Mỹ được gần một năm, tôi cũng được chứng kiến quan hệ người với người gần như hoàn hảo mà xã hội này đã làm được. Mọi thành phố, làng quê đều chỉn chu, qui hoạch ngay ngắn. Trừ những thành phố lớn, ở hầu hết các vùng quê, tôi đều được người dân đối xử bằng nụ cười thân thiện. Đến Little Sài Gòn, tôi bị sốc vì quan hệ giữa người Việt và người Việt ở đây. Vào khu mua sắm lớn nhất của người Việt là Phúc - Lộc - Thọ, tôi choáng về cách bán hàng của người Việt. Thú thực, nó không hơn chợ Đồng Xuân là mấy, ít nhất là về thái độ. Nếu cách cư xử đó nằm ở chợ Đồng Xuân, Hà nội thì không đáng nói vì ở Việt Nam việc đó là việc "thường ngày ở huyện" . Song việc đó nằm ngay giữa một xứ sở có tiếng là văn minh nhất thế giới như Hoa Kỳ mới là điều đáng nói.
Tôi đi dọc phố, vào một cửa hàng vì muốn có món đồ gửi về Việt nam. Trước tôi là một người Việt nói tiếng miền Nam. Anh ta được trả lời tử tế và lịch sự. Đến lượt tôi, tôi nhận được một thái độ gần như lố bịch của chủ cửa hàng vì đơn giản tôi là nói tiếng Bắc.
Ngày sang Đức, tôi biết một gia đình mà ông bố ghét Cộng sản đến mức cấm tất cả các con mình mặc màu đỏ vì màu đỏ là màu cờ hoặc màu biểu tượng mà các nước Cộng sản hay dùng. Chúng ta biết đến quảng trường đỏ, cách mạng tháng 10 đỏ...
"Hòa hợp, hòa giải" dân tộc phải được gây dựng trên cơ bản hiểu biết lẫn nhau, tha thứ, bất bạo động giữa những người không cùng quan điểm chứ không phải miệt thị, chửi bới, mạt sát, đặt bom hay mất lòng tin của nhau...
Ở Việt Nam hiện nay, cái được gọi là "lẽ phải" đang trong tay kẻ mạnh, tức Chính Quyền Việt nam.
Chính quyền Việt nam hiện nay được xây dựng trên lòng tin của người dân Việt Nam từ năm 1945 đến sau năm 1975. Ngày nay, lòng tin đó không còn nhiều. Một bài viết lề phải, được đăng trên trang web hoành tráng mang tên chính ông Thủ tướng Chính phủ đương thời, ủng hộ đường lối chính sách của Đảng mà khi đưa lên facebook (cũng của chính ông), đến thời điểm tôi viết bài này là hơn một ngày mà chỉ có 47 người bấm like (thích bài viết) và khoảng 20 bình luận, trong đó khoảng 15 người bình luận ủng hộ quan điểm của bài viết thì thử hỏi lòng tin của người dân đối với chúng ta đang ở mức độ nào.
Đó là chưa kể trong 15 người bình luận ủng hộ (không loại trừ họ nằm trong 47 người bấm like kia) có 6 bình luận như thế này: "Trông cái mặt vẫn như nguyên thế kia thì bắn luôn đi được rồi" , "sút mẹ nó ra đảo", "Mặt mũi sáng sủa mà ngu thế nhỉ" , "nhìn cái mặt là muốn cho 1 phát đạn vào giữa trán", "Ngu mà ko chết hơi phí", "ngu thi chet"...
(tất cả 6 bình luận trên đều ám chỉ Phương Uyên).
Chúng ta có định dựa vào lực lượng "nòng cốt" có suy nghĩ và lời nói theo kiểu những bình luận trên?
Trong bài viết, tác giả Lâm Trực còn đưa ý kiến của anh Mõ cho rằng: “Nên nhớ rằng chính quyền chỉ sợ dân” (Đám kền kền, chúng nó không tha cho Phương Uyên đâu).
Thực sự Chính quyền hiện nay có sợ dân không?
Chính quyền nào cũng được bảo vệ bằng quân đội và cảnh sát. Bởi lòng tin của dân, Đảng Cộng sản đã được giao trọng trách lãnh đạo đất nước. Hôm nay, tất cả mọi người đến tuổi phải đi nghĩa vụ. Một anh thủ khoa ngành y muốn hoãn nghĩa vụ quân sự đã là một đề tài bàn tán (Thủ khoa Nguyễn Hữu Tiến được hoãn nghĩa vụ quân sự).
Khi đã trong quân đội, quân nhân phải theo kỷ luật quân đội. Dân phải làm theo mệnh lệnh của thể chế Chính trị mà họ hay nói đúng hơn là ông cha họ đã một thời gây dựng và tin yêu. Vậy, giá trị của dân ở đâu khi Chính quyền bị mất lòng tin và miệt thị những người khác chính kiến với Chính quyền? Họ chẳng là gì cả vì chính quyền không hề sợ dân.
Còn dân thì sợ cảnh sát, sợ Chính quyền hay nói đúng hơn là sợ cái gọi là "công cụ pháp lý" như tác giả nhắc tới.
Đó là điều không tốt bởi họ sợ chứ họ không tin và yêu.
Có bạn bình luận về lòng tin của dân đối với Chính quyền trong thời đại hôm nay tại Việt Nam. Trong đoạn bình luận, bạn ấy có kể rằng bạn ấy đi taxi ở Singapor và hỏi ông taxi cỡ tuổi U60 về Chính quyền của họ. Ông tài xế nói:
"Đây là đất nước tuyệt vời, chính phủ mẫu mực nhất, tôi sẽ không tìm cuộc sống ở nơi nào khác ngoài đất nước này".
Bạn thử hỏi bất kỳ anh tài xế Taxi Việt Nam xem họ nói gì về Chính quyền của chúng ta?
Hay bọn lái taxi cũng là bọn kém học "dăm ba đứa háo danh, ăn mày hải ngoại, khoác áo dân chủ..." và 47 người bấm "like" trong ngày qua mới là tinh hoa, là tương lai của dân tộc 90 triệu dân này?
Liệu chúng ta có ngộ nhận không (?) hay lại phải viện đến "công cụ pháp luật"?
Chúng ta đừng quên rằng Đảng Cộng sản là Đảng của giai cấp lao động hay giai cấp Công - Nông.
Chính những người khốn khổ đã xây dựng nên Chính Quyền này, và có thể họ sẽ truất nó đi nếu thời cơ đến.
Cỗ máy Chính trị được chạy nhờ "năng lượng lòng tin" của nhân dân. Nếu một ngày, lòng tin không còn, cỗ máy có thể vẫn chạy nhưng lúc đó chỉ là chạy theo đà còn lại. Giống như chiếc ô tô khi hết xăng, tắt máy nó vẫn chạy được một đoạn dài, song trước sau nó cũng sẽ dừng nếu không khởi động lại và tiếp nhiên liệu cho nó. Chiếc máy bình thường có thể chạy đà khoảng một vài phút, một thể chế chính trị tồn tại gần 70 năm, khi mất lòng tin, nó sẽ chạy theo quán tính được một thời gian ngắn nữa nhưng chắc chắn nó sẽ dừng.
Tôi cũng hoàn toàn không muốn mọi người ảo tưởng về một chính quyền mới. Sự thay đổi của một đất nước cần sự thay đổi song song của nhận thức người dân về một nền dân chủ. Ông Saddam Hussein đã bị treo cổ, nhưng tương lai I-rắc sẽ còn mù mịt nếu người dân không ngừng chém giết lẫn nhau; một nước Nga mới chưa chắc đã là điều hay nếu người dân không lấy sự lương thiện làm đầu; cách đây không lâu, ông tổng thống Mubarak của Ai cập bị tống giam, người dân Ai cập hân hoan, vui mừng, hi vọng vào tương lai đất nước, mơ tưởng đến một địa đàng thì chỉ thời gian ngắn sau, Ai Cập lại một lần nữa thất vọng về vị tổng thống của mình, và Ai cập lại bị cuốn theo vòng xoáy bạo lực; chẳng phải người Mỹ đã cố gắng duy trì một chế độ dân chủ thân Mỹ tại miền Nam Việt Nam trước kia, song bộ cánh dân chủ không phải dễ dàng khoác vào bờ vai của bất cứ ai. Vấn đề như tôi nói là người dân có nhận thức được đầy đủ thế nào là dân chủ và duy trì nền dân chủ đó như thế nào chứ không phải cứ đổ tội cho một ông nào đó mang tên Saddam Hussein, Stalin, Murabak, "Cộng sản" hay "Trừ sản" gì đó và chúng ta luôn là những kẻ trong trắng, ngây thơ và vô tội (?!).
Chúng ta cũng có câu thành ngữ "cả vú lấp miệng em". Khi có tranh luận, kẻ mạnh thường lấy sức mạnh của mình để lấn át kẻ yếu. Vì vậy, sai lầm thường xảy ra bên phía kẻ mạnh. Người Mỹ lấy sức mạnh của họ can thiệp vào Việt Nam, ý đồ có thể tốt, song cách làm là sai và hậu quả là khoảng 5 vạn người Mỹ bị giết, khoảng từ 2 đến 5 triệu người Việt (cả 2 phía) bị chết (Tổn thất chiến tranh Việt Nam). Đó là chưa kể hàng triệu những người tàn tật, thương tích, nỗi đau da cam và nỗi đau ngay trong lòng nước Mỹ còn đến ngày hôm nay.
Chúng ta cũng đã mất bao xương máu đồng bào cho việc giải phóng Campuchia khỏi tay bọn diệt chủng, nhưng do thấp cổ bé họng, trong con mắt quốc tế, chúng ta vẫn bị coi là những kẻ đi xâm lược Campuchia.
Thể mới biết kẻ yếu luôn chịu thiệt thòi như thế nào.
Ngược lại, nếu chúng ta có khẩu súng hay cái gọi là "công cụ pháp luật", là quân đội, cảnh sát, tòa án, mà chính cái đó, nhân dân đã giao cho chúng ta mà chúng ta dùng nó để đàn áp lại những người chỉ có suy nghĩ khác mình thì lịch sử sẽ lên án.
Tôi viết những dòng này chẳng phải cho ai mà chỉ với mong muốn một đất nước Việt Nam ổn định, không chém giết, cởi mở ôn hòa trong tranh luận. Trong triết học Marx, sự tồn tại đấu tranh giữa các mặt đối lập là qui luật cần thiết và thiết yếu cho sự phát triển.
Bản thân tôi không tin triết học Marx, tôi chỉ tin rằng nếu có ánh sáng thì có bóng tối, có Thiên thần thì có quỉ dữ, có ngày thì có đêm, có âm thì có dương, có đàn ông thì có đàn bà, có đảng Dân chủ thì phải có đảng Xã hội, có Đảng Cộng sản thì phải có đảng "trừ sản", không thể vừa đá bóng vừa thổi còi được.
Tôi cũng trộm nghĩ rằng nếu Việt Nam ra đời một chính Đảng nào khác ngoài Đảng Cộng sản, chưa chắc tôi đã dành là phiếu của mình cho Đảng đó vì người ta vẫn hay hi vọng quá vào một giải pháp, tự vẽ cho mình một cứu cánh, một thiên đường giả mà quên đi rằng, sự thay đổi trong cách ứng xử trong mỗi người dân mới là bước đi quan trọng nhất trong hạnh phúc và thịnh vượng của mỗi quốc gia.
Châm ngôn sống của tôi là: "Nếu bạn luôn muốn nhận kết quả giống như ngày hôm nay thì bạn cứ tiếp tục làm như những gì bạn đã làm ngày hôm qua".
Sự thay đổi có thể làm cho bạn kém đi, thiệt thòi hoặc cũng có thể làm cho bạn được hơn và phát triển. Trong thế giới phát triển như vũ bão hôm nay, nếu không thay đổi, bạn cũng sẽ đứng yên, tụt hậu và chết.
Vậy, tiến lên để chết có lẽ hay hơn ngồi yên cũng để chết.; và thực ra, bạn cũng chẳng có lựa chọn nào khác.
Thay đổi, đó là cách duy nhất để tồn tại. Norman Vincent Peale nói:
"Hãy thay đổi cách nghĩ, bạn sẽ thay đổi thế giới của bạn" (change your thoughts and you change your world).
Tuy nhiên, điều cốt yếu là dù thay đổi gì thì thay, tất cả các hành động theo kiểu trả thù, khủng bố, đặt bom... là những điều không thể chấp nhận, cần lên án và có hình phạt nghiêm khắc nhất vì người chịu thiệt thòi nhất chính là chúng ta, con cháu chúng ta chứ không phải kẻ đứng ngoài vỗ tay là ông A, ông B, ông C mang quốc tịch Âu, Mỹ nào đó.
HQ
Bộ trưởng Bộ Giao thông Singapor đi làm bằng xe buýt
Tôi không phải nhà dân chủ, cũng chẳng phải nhà cải cách.
Việc của tôi là cố gắng sống cho tốt để bản thân tôi, bố mẹ và các con đỡ khổ. Song các bạn cũng đã biết, không phải cứ tốt là sẽ bớt khổ. Nói vậy không có nghĩa là mình phải xấu. Trời cho ai cái gì, người đó được cái đó, còn kẻ cố tình làm điều xấu chắc chắn sẽ phải chịu hậu quả.
Có một ranh giới mong manh giữa làm việc tốt và mình tưởng mình làm việc tốt. Ranh giới này rất dễ vượt qua. Rất nhiều người nằm trong sự nhầm lẫn này.
Câu chuyện Phương Uyên là đề tài nóng trong mấy ngày nay. Báo lề phải, lề trái đều đưa ra lập luận của mình. Và từ ngàn xưa, cái được gọi là "lẽ phải" thường thuộc về kẻ mạnh hơn trong thời điểm tranh cãi.
Còn điều đó có thực là lẽ phải hay không thì lịch sử sẽ phán xét.
Tôi còn nhớ chuyện nhà bác học Galileo buộc phải thề từ bỏ ý kiến cho rằng trái đất quay trước tòa. Nhưng vừa bước ra khỏi tòa án, ông đã bực tức nói to:
- Dù sao trái đất vẫn quay!
Lẽ phải là lẽ phải, nó có thể bị bóp méo dưới lưỡi lê vì ai cũng sợ đau đớn, chết chóc, song một ngày có thể gần, có thể xa, người ta sẽ nói lên sự thật.
Trong trường hợp của Galileo, chân lý được khẳng định ngay sau khi rời tòa.
Khi Phương Uyên được tòa Phúc thẩm xử nhẹ hơn và được thả ngay tại tòa, tôi vui cho cô bé vì nếu Phương Uyên chỉ nói những điều không giống như Đảng Cộng sản nghĩ mà bị bỏ tù là điều không công bằng. Điều làm tôi vui hơn không phải là điều đó, mà như đã nói, việc đó thể hiện bước tiến không nhỏ trong sự hiểu biết lẫn nhau giữa những người khác chính kiến của Đảng Cộng sản.
Tuy nhiên, khi đọc báo lề phải, cụ thể là trong trang web có tên Nguyễn Tấn Dũng (Thủ tướng nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam), tôi đọc thấy Phương Uyên "cùng Kha chuẩn bị cả thuốc nổ, bom hẹn giờ... định đánh bom có tượng đài Bác Hồ ở Cần Thơ và người dân đang tập trung để làm lễ kỷ niệm" (600.000 hộ dân điêu đứng không bằng một Phương Uyên).
Trong một cơ chế mất lòng tin như hiện nay, tôi không thể không nghi ngờ về tính chính xác của thông tin này. Tuy nhiên, nếu đúng như vậy thì tôi cho rằng tòa Phúc thẩm đã sai lầm khi coi nhẹ tội danh này mà thả Phương Uyên ra. Chúng ta không thể và không nên bắt những người khác chính kiến chỉ vì họ nói hoặc đấu tranh theo hình thức ôn hòa cho những gì họ nghĩ, song chúng ta không thể dung thứ những hành động mang tính khủng bố, mà hành động đó có thể gây đau thương, chết chóc cho người dân vô tội.
Tượng ông Hồ Chí Minh có thể còn đó, có thể một ngày, người ta sẽ giật đổ. Nhưng đó phải là ý nguyện của nhân dân, không phải đặt bom, thưa các bạn.
Song, như đã nói, trong một cơ chế mất lòng tin gần như hoàn toàn như hôm nay, có lẽ không ít người ngờ vực tính chính xác của thông tin lề phải này. Chẳng phải không có lý do để người ta nghi ngờ những thông tin lề phải. Chuyện "hai bao cao su đã qua sử dụng" của ông Cù Huy Hà Vũ là một điển hình hài hước về những vụ việc tương tự (Ngô Bảo Châu)
Hôm nay, tôi đọc thêm bài viết "Đám kền kền, chúng nó không tha cho Phương Uyên đâu" của tác giả Lâm Trực cũng được đăng trên trang web được cho là của ông Nguyễn Tấn Dũng (Thủ tướng nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam).
Không phải học hành gì nhiều, chúng ta đều biết Chính quyền Việt Nam đang trong tay Đảng Cộng sản Việt Nam, và tác giả nhắc tới một thứ rất ghê gớm với cái tên "công cụ pháp luật" và gọi những người khác Chính kiến với mình bằng danh từ miệt thị là "đám kền kền"; hoặc cụ thể hơn, khi tác giả viết "nực cười, đến trẻ con chăn trâu cũng biết rằng chả có cái chính thể nào với đầy đủ các công cụ pháp luật trong tay lại đi sợ hãi dăm ba đứa háo danh, ăn mày hải ngoại, khoác áo dân chủ làm càn...".
Tôi hoàn toàn không ủng hộ một bài viết có tính miệt thị như vậy trên một trang web (có thể là chính thức) của một quí ông đang làm Thủ tướng của dân một nước độc lập, có 90 triệu dân (đông hơn nước Đức, nước Pháp, nước Ý và bằng gần 1/3 dân số Mỹ) và có 4000 năm văn hóa, lịch sử.
Thiết nghĩ, từ một trang web mang tính đại diện cao như vậy, những lời lẽ trong đó phải là "khuôn vàng thước ngọc", được cân nhắc kỹ lưỡng vì người ta không biết Thủ tướng thực sự nghĩ gì nhưng qua những phát ngôn trên trang web mang danh Thủ tướng, "thần dân" sẽ nghĩ đó là phát ngôn chính thức của Thủ tướng mà đánh giá.
Còn nếu đó là một trang web giả mạo thì việc đầu tiên là nên loại bỏ nó đi.
Một bài viết như vậy cũng đi ngược lại với chủ trương "hòa hợp, hòa giải dân tộc" của Đảng Cộng sản Việt nam mà việc thả Phương Uyên (nếu cô ta không định đánh bom tượng đài ông Hồ Chí Minh) cũng như việc cách đây không lâu, Đảng đã có chủ trương tu bổ nghĩa trang quân đội Biên hòa (Việc tu bổ nghĩa trang quân đội VNCH Biên Hòa) là những sự việc điển hình.
Cách đây không lâu, tôi có dịp được đến khu Little Sài Gòn ở quận Cam, California. Đã nghe nhiều về việc phân biệt Bắc kỳ ở khu vực này, tôi thử vào một vài cửa hiệu.
Sang Mỹ được gần một năm, tôi cũng được chứng kiến quan hệ người với người gần như hoàn hảo mà xã hội này đã làm được. Mọi thành phố, làng quê đều chỉn chu, qui hoạch ngay ngắn. Trừ những thành phố lớn, ở hầu hết các vùng quê, tôi đều được người dân đối xử bằng nụ cười thân thiện. Đến Little Sài Gòn, tôi bị sốc vì quan hệ giữa người Việt và người Việt ở đây. Vào khu mua sắm lớn nhất của người Việt là Phúc - Lộc - Thọ, tôi choáng về cách bán hàng của người Việt. Thú thực, nó không hơn chợ Đồng Xuân là mấy, ít nhất là về thái độ. Nếu cách cư xử đó nằm ở chợ Đồng Xuân, Hà nội thì không đáng nói vì ở Việt Nam việc đó là việc "thường ngày ở huyện" . Song việc đó nằm ngay giữa một xứ sở có tiếng là văn minh nhất thế giới như Hoa Kỳ mới là điều đáng nói.
Tôi đi dọc phố, vào một cửa hàng vì muốn có món đồ gửi về Việt nam. Trước tôi là một người Việt nói tiếng miền Nam. Anh ta được trả lời tử tế và lịch sự. Đến lượt tôi, tôi nhận được một thái độ gần như lố bịch của chủ cửa hàng vì đơn giản tôi là nói tiếng Bắc.
Ngày sang Đức, tôi biết một gia đình mà ông bố ghét Cộng sản đến mức cấm tất cả các con mình mặc màu đỏ vì màu đỏ là màu cờ hoặc màu biểu tượng mà các nước Cộng sản hay dùng. Chúng ta biết đến quảng trường đỏ, cách mạng tháng 10 đỏ...
"Hòa hợp, hòa giải" dân tộc phải được gây dựng trên cơ bản hiểu biết lẫn nhau, tha thứ, bất bạo động giữa những người không cùng quan điểm chứ không phải miệt thị, chửi bới, mạt sát, đặt bom hay mất lòng tin của nhau...
Ở Việt Nam hiện nay, cái được gọi là "lẽ phải" đang trong tay kẻ mạnh, tức Chính Quyền Việt nam.
Chính quyền Việt nam hiện nay được xây dựng trên lòng tin của người dân Việt Nam từ năm 1945 đến sau năm 1975. Ngày nay, lòng tin đó không còn nhiều. Một bài viết lề phải, được đăng trên trang web hoành tráng mang tên chính ông Thủ tướng Chính phủ đương thời, ủng hộ đường lối chính sách của Đảng mà khi đưa lên facebook (cũng của chính ông), đến thời điểm tôi viết bài này là hơn một ngày mà chỉ có 47 người bấm like (thích bài viết) và khoảng 20 bình luận, trong đó khoảng 15 người bình luận ủng hộ quan điểm của bài viết thì thử hỏi lòng tin của người dân đối với chúng ta đang ở mức độ nào.
Đó là chưa kể trong 15 người bình luận ủng hộ (không loại trừ họ nằm trong 47 người bấm like kia) có 6 bình luận như thế này: "Trông cái mặt vẫn như nguyên thế kia thì bắn luôn đi được rồi" , "sút mẹ nó ra đảo", "Mặt mũi sáng sủa mà ngu thế nhỉ" , "nhìn cái mặt là muốn cho 1 phát đạn vào giữa trán", "Ngu mà ko chết hơi phí", "ngu thi chet"...
(tất cả 6 bình luận trên đều ám chỉ Phương Uyên).
Chúng ta có định dựa vào lực lượng "nòng cốt" có suy nghĩ và lời nói theo kiểu những bình luận trên?
Trong bài viết, tác giả Lâm Trực còn đưa ý kiến của anh Mõ cho rằng: “Nên nhớ rằng chính quyền chỉ sợ dân” (Đám kền kền, chúng nó không tha cho Phương Uyên đâu).
Thực sự Chính quyền hiện nay có sợ dân không?
Chính quyền nào cũng được bảo vệ bằng quân đội và cảnh sát. Bởi lòng tin của dân, Đảng Cộng sản đã được giao trọng trách lãnh đạo đất nước. Hôm nay, tất cả mọi người đến tuổi phải đi nghĩa vụ. Một anh thủ khoa ngành y muốn hoãn nghĩa vụ quân sự đã là một đề tài bàn tán (Thủ khoa Nguyễn Hữu Tiến được hoãn nghĩa vụ quân sự).
Khi đã trong quân đội, quân nhân phải theo kỷ luật quân đội. Dân phải làm theo mệnh lệnh của thể chế Chính trị mà họ hay nói đúng hơn là ông cha họ đã một thời gây dựng và tin yêu. Vậy, giá trị của dân ở đâu khi Chính quyền bị mất lòng tin và miệt thị những người khác chính kiến với Chính quyền? Họ chẳng là gì cả vì chính quyền không hề sợ dân.
Còn dân thì sợ cảnh sát, sợ Chính quyền hay nói đúng hơn là sợ cái gọi là "công cụ pháp lý" như tác giả nhắc tới.
Đó là điều không tốt bởi họ sợ chứ họ không tin và yêu.
Có bạn bình luận về lòng tin của dân đối với Chính quyền trong thời đại hôm nay tại Việt Nam. Trong đoạn bình luận, bạn ấy có kể rằng bạn ấy đi taxi ở Singapor và hỏi ông taxi cỡ tuổi U60 về Chính quyền của họ. Ông tài xế nói:
"Đây là đất nước tuyệt vời, chính phủ mẫu mực nhất, tôi sẽ không tìm cuộc sống ở nơi nào khác ngoài đất nước này".
Bạn thử hỏi bất kỳ anh tài xế Taxi Việt Nam xem họ nói gì về Chính quyền của chúng ta?
Hay bọn lái taxi cũng là bọn kém học "dăm ba đứa háo danh, ăn mày hải ngoại, khoác áo dân chủ..." và 47 người bấm "like" trong ngày qua mới là tinh hoa, là tương lai của dân tộc 90 triệu dân này?
Liệu chúng ta có ngộ nhận không (?) hay lại phải viện đến "công cụ pháp luật"?
Chúng ta đừng quên rằng Đảng Cộng sản là Đảng của giai cấp lao động hay giai cấp Công - Nông.
Chính những người khốn khổ đã xây dựng nên Chính Quyền này, và có thể họ sẽ truất nó đi nếu thời cơ đến.
Cỗ máy Chính trị được chạy nhờ "năng lượng lòng tin" của nhân dân. Nếu một ngày, lòng tin không còn, cỗ máy có thể vẫn chạy nhưng lúc đó chỉ là chạy theo đà còn lại. Giống như chiếc ô tô khi hết xăng, tắt máy nó vẫn chạy được một đoạn dài, song trước sau nó cũng sẽ dừng nếu không khởi động lại và tiếp nhiên liệu cho nó. Chiếc máy bình thường có thể chạy đà khoảng một vài phút, một thể chế chính trị tồn tại gần 70 năm, khi mất lòng tin, nó sẽ chạy theo quán tính được một thời gian ngắn nữa nhưng chắc chắn nó sẽ dừng.
Tôi cũng hoàn toàn không muốn mọi người ảo tưởng về một chính quyền mới. Sự thay đổi của một đất nước cần sự thay đổi song song của nhận thức người dân về một nền dân chủ. Ông Saddam Hussein đã bị treo cổ, nhưng tương lai I-rắc sẽ còn mù mịt nếu người dân không ngừng chém giết lẫn nhau; một nước Nga mới chưa chắc đã là điều hay nếu người dân không lấy sự lương thiện làm đầu; cách đây không lâu, ông tổng thống Mubarak của Ai cập bị tống giam, người dân Ai cập hân hoan, vui mừng, hi vọng vào tương lai đất nước, mơ tưởng đến một địa đàng thì chỉ thời gian ngắn sau, Ai Cập lại một lần nữa thất vọng về vị tổng thống của mình, và Ai cập lại bị cuốn theo vòng xoáy bạo lực; chẳng phải người Mỹ đã cố gắng duy trì một chế độ dân chủ thân Mỹ tại miền Nam Việt Nam trước kia, song bộ cánh dân chủ không phải dễ dàng khoác vào bờ vai của bất cứ ai. Vấn đề như tôi nói là người dân có nhận thức được đầy đủ thế nào là dân chủ và duy trì nền dân chủ đó như thế nào chứ không phải cứ đổ tội cho một ông nào đó mang tên Saddam Hussein, Stalin, Murabak, "Cộng sản" hay "Trừ sản" gì đó và chúng ta luôn là những kẻ trong trắng, ngây thơ và vô tội (?!).
Chúng ta cũng có câu thành ngữ "cả vú lấp miệng em". Khi có tranh luận, kẻ mạnh thường lấy sức mạnh của mình để lấn át kẻ yếu. Vì vậy, sai lầm thường xảy ra bên phía kẻ mạnh. Người Mỹ lấy sức mạnh của họ can thiệp vào Việt Nam, ý đồ có thể tốt, song cách làm là sai và hậu quả là khoảng 5 vạn người Mỹ bị giết, khoảng từ 2 đến 5 triệu người Việt (cả 2 phía) bị chết (Tổn thất chiến tranh Việt Nam). Đó là chưa kể hàng triệu những người tàn tật, thương tích, nỗi đau da cam và nỗi đau ngay trong lòng nước Mỹ còn đến ngày hôm nay.
Chúng ta cũng đã mất bao xương máu đồng bào cho việc giải phóng Campuchia khỏi tay bọn diệt chủng, nhưng do thấp cổ bé họng, trong con mắt quốc tế, chúng ta vẫn bị coi là những kẻ đi xâm lược Campuchia.
Thể mới biết kẻ yếu luôn chịu thiệt thòi như thế nào.
Ngược lại, nếu chúng ta có khẩu súng hay cái gọi là "công cụ pháp luật", là quân đội, cảnh sát, tòa án, mà chính cái đó, nhân dân đã giao cho chúng ta mà chúng ta dùng nó để đàn áp lại những người chỉ có suy nghĩ khác mình thì lịch sử sẽ lên án.
Tôi viết những dòng này chẳng phải cho ai mà chỉ với mong muốn một đất nước Việt Nam ổn định, không chém giết, cởi mở ôn hòa trong tranh luận. Trong triết học Marx, sự tồn tại đấu tranh giữa các mặt đối lập là qui luật cần thiết và thiết yếu cho sự phát triển.
Bản thân tôi không tin triết học Marx, tôi chỉ tin rằng nếu có ánh sáng thì có bóng tối, có Thiên thần thì có quỉ dữ, có ngày thì có đêm, có âm thì có dương, có đàn ông thì có đàn bà, có đảng Dân chủ thì phải có đảng Xã hội, có Đảng Cộng sản thì phải có đảng "trừ sản", không thể vừa đá bóng vừa thổi còi được.
Tôi cũng trộm nghĩ rằng nếu Việt Nam ra đời một chính Đảng nào khác ngoài Đảng Cộng sản, chưa chắc tôi đã dành là phiếu của mình cho Đảng đó vì người ta vẫn hay hi vọng quá vào một giải pháp, tự vẽ cho mình một cứu cánh, một thiên đường giả mà quên đi rằng, sự thay đổi trong cách ứng xử trong mỗi người dân mới là bước đi quan trọng nhất trong hạnh phúc và thịnh vượng của mỗi quốc gia.
Châm ngôn sống của tôi là: "Nếu bạn luôn muốn nhận kết quả giống như ngày hôm nay thì bạn cứ tiếp tục làm như những gì bạn đã làm ngày hôm qua".
Sự thay đổi có thể làm cho bạn kém đi, thiệt thòi hoặc cũng có thể làm cho bạn được hơn và phát triển. Trong thế giới phát triển như vũ bão hôm nay, nếu không thay đổi, bạn cũng sẽ đứng yên, tụt hậu và chết.
Vậy, tiến lên để chết có lẽ hay hơn ngồi yên cũng để chết.; và thực ra, bạn cũng chẳng có lựa chọn nào khác.
Thay đổi, đó là cách duy nhất để tồn tại. Norman Vincent Peale nói:
"Hãy thay đổi cách nghĩ, bạn sẽ thay đổi thế giới của bạn" (change your thoughts and you change your world).
Tuy nhiên, điều cốt yếu là dù thay đổi gì thì thay, tất cả các hành động theo kiểu trả thù, khủng bố, đặt bom... là những điều không thể chấp nhận, cần lên án và có hình phạt nghiêm khắc nhất vì người chịu thiệt thòi nhất chính là chúng ta, con cháu chúng ta chứ không phải kẻ đứng ngoài vỗ tay là ông A, ông B, ông C mang quốc tịch Âu, Mỹ nào đó.
HQ
Bộ trưởng Bộ Giao thông Singapor đi làm bằng xe buýt
"Tôi không phải nhà dân chủ, cũng chẳng phải nhà cải cách"
ReplyDeleteĐúng, vì bài của bác là một hành động phỉ báng dân chủ và bôi nhọ cải cách .
Cám ơn bạn! Nhưng xin cho biết lý do.
DeleteĐảng Cộng Sản không phải là của giai cấp công-nông, mà chỉ mạo nhận của giai cấp công-nông . Ông Hồ xuất thân phong kiến bị thất sủng, Trường Chinh Đặng Xuân Khu cũng rứa, Võ Nguyên Giáp là tiểu tư sản trí thức . Với thành phần như vậy, họ thấy lý tưởng Cộng Sản rất có lợi cho việc trả thù .
DeleteKẻ mạnh không phải lúc nào cũng nắm lẽ phải . Họ nắm bạo lực để bắt mọi người công nhận đó là lẽ phải . Những chuyện đơn giản như thế này cũng phải nói thì điếc thật .
Miguel Unamuno -không biết thì tra gú gồ- đã nói, đại ý "Trong cuộc đấu tranh này có thể các người sẽ thắng, vì có súng ống và dư bạo lực, nhưng các người không thể thuyết phục . Thuyết phục cần những thứ các người không có, đó là lý lẽ và sự thật".
Không thể biện hộ cho chế độ này nếu không dùng ngụy biện, tức là sự thật và lý lẽ đã không còn ở phía nó .
Dân chủ đúng là một quá trình, nhưng việc đầu tiên phải là xóa bỏ chế độ độc tài, phi dân chủ . Những xáo trộn chắc chắn sẽ xảy ra, nhưng không phải dùng nó để làm chậm lại quá trình dân chủ, mà chỉ nên học hỏi . Ngay cả Ai Cập, truất phế chính quyền không giữ lời hứa với dân là biểu hiện rõ ràng nhất của dân chủ .
Những hành động quá ít và quá trễ không mang tính hòa hợp hòa giải . Vả lại, chế độ này cần hòa giải với chính dân trong nước hơn trò xức nước hoa lên đống rác . Tới bây giờ vẫn còn tù binh cải tạo thì thắp nhang ở nghĩa trang Biên Hòa có nghĩa gì đâu .
Khu Phúc-Lộc-Thọ như chợ Đồng Xuân là đúng rồi, thời gian gần đây dân Bắc buôn bán trong đó quá trời . Chắc bác sạo khi nói bị kỳ thị với giọng Bắc . Các bác nên nhớ kỳ vừa rồi, số người Bắc vô Mỹ không phải người nào cũng có tiền như cán bộ. Đi bán thân (lao động hợp tác) được/bị Mỹ phát hiện cứu về hàng loạt . Người bên này nếu muốn đi ăn đồ Bắc chỉ kiếm những tiệm chủ nói tiếng Bắc, tương tự với đồ Huế, Nam ...
Chào bạn,
DeleteThứ nhất, tôi không tin triết học Marx. Điều này tôi đã khẳng định trong bài viết, xin bạn đọc kỹ hơn khi bắt đầu phản biện.
Nhưng khi nói chuyện với người khác quan điểm mình, bạn phải đặt địa vị hoặc giả suy nghĩ của mình theo cách của họ chứ không phải luôn lấy suy nghĩ của mình áp đặt cho suy nghĩ người khác. Như thế, tốt nhất đừng tranh luận và mỗi người hãy vào trong nhà lấy súng hoặc dao ra mà bắn nhau, chém nhau cho đỡ tốn lời.
Khi tôi mạo muội góp ý cho hệ thống này, tôi luôn đặt địa vị tôi vào họ mặc dù tôi không phải họ.
Bất kể hệ thống Chính trị nào muốn tồn tại, trước tiên, họ cần số đông ủng hộ. Số đông làm cách mạng thường là tầng lớp lao động. Cách mạng tháng 8, chiến thắng Điện biên và cuộc chiến tranh chống Mỹ nếu không được ủng hộ từ số đông thì ông Hồ, ông Giáp, ông Trường Chinh không thể thành công. Giả sử ông Hồ sang Mỹ kêu gọi một cuộc cách mạng tương tự xem ai nghe ông, ông có làm cách mạng một mình được không? Về khía cạnh này, Đảng đã một thời là đại diện của giai cấp lao động hay công, nông.
Cũng đã có một thời, gần như cả nước Đức đi theo lời kêu gọi ngông cuồng của Hitler, trong trường hợp đó, số đông đã rất sai.
Số đông có thể đúng, có thể sai, tôi đã bàn về chủ đề này rồi, không muốn bàn thêm nữa.
Tôi không tin tổng thể triết học Marx nhưng nhiều chi tiết, họ không sai, vì thế nhiều người mới tin.
Ý thứ hai của bạn về lẽ phải:
Tôi đã viết là "lẽ phải" (trong ngoặc kép) "thường thuộc về kẻ mạnh hơn trong thời điểm tranh cãi".
Từ dùng trong ngoặc kép là từ đó được dùng một cách đặc biệt, có nghĩa là nó chưa chắc đã là lẽ phải. Và tôi thêm chữ "thường thuộc về kẻ mạnh hơn" chứ tôi không viết là "lẽ phải thuộc về kẻ mạnh".
Văn giống như toán, mọi câu chữ đều cần cân nhắc, thiếu một tí cũng dở, thừa một tí không xong, mong bạn đọc kỹ hơn.
Ý thứ 3 của bạn:
Bạn dùng chữ "truất bỏ", "xáo trộn" nghe nó như không. Ở Siri vừa qua chết hàng ngàn người do vũ khí hóa học, Ai cập hàng ngày, có cả trăm người chết, tôi ở Việt nam vẫn ngày 3 bữa (dù bữa ăn cũng bình thường thôi), điện dùng đều, chiều ra tắm biển. Tôi chẳng biết bạn ở đâu, nhưng tôi tin rằng bạn cũng chẳng làm sao. Mất điện vài giờ, xăng tăng vài trăm, người ta đã loạn cả lên, thử hỏi con bạn ra đường, bạn sợ một thằng điên nào đó đặt bom ở đầu phố, bạn nghĩ sao nếu nạn nhân chính là con cháu của chúng ta?
"hàng ngàn năm đô hộ giặc Tàu, hàng trăm năm đô hộ giặc Tây, 20 năm nội chiến từng ngày" chưa đủ sao thưa các bạn?
Ý thứ 4 của bạn:
Tôi đang sống trong chế độ Cộng Sản, không thể nói Cộng Sản là kẻ cướp. Mà dù là kẻ cướp thì khi nó có những hành động tích cực thì cần đánh giá cao, động viên nó quay lại con đường hoàn lương, chứ không phải "vơ đũa cả nắm", phủ nhận cả những cố gắng dù nhỏ của nó thưa bạn.
Mà các bạn cũng đứng quên rằng, sức mạnh vẫn nằm trong tay họ. Bao lâu, tôi không biết, nhưng ít nhất họ vẫn có đang quyền sinh, quyền sát trên 90 triệu người dân thưa bạn.
Và tôi không nằm ngoài số đó.
Ý thứ 4 của bạn:
Bạn cho rằng Phúc - Lộc - Thọ như vậy là do người Bắc trong đó "quá trời". Trong cách nói của bạn đã có hơi chút kỳ thị rồi thì trách gì khi tôi vào cửa hiệu đối diện chênh chếch Phúc - Lộc - Thọ và nhận được sự tiếp đón "kỳ cục" từ người Nam mặc dù tôi nhìn cũng không giống Bắc kỳ mấy vì nhà của tôi thì mua ở Sài Gòn và đang sống ở Miền Trung.
Chúc bạn và gia đình khỏe!
Anh Huy Quang cũng tin là Phương Uyên "cùng Kha chuẩn bị cả thuốc nổ, bom hẹn giờ.... định đánh bom có tượng đài Bác Hồ ở Cần Thơ và người dân đang tập trung để làm lễ kỷ niệm" hả ?
ReplyDeleteAnh cũng tin trang http://nguyentandung.org/ là của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ?
http://nhipsongso.tuoitre.vn/Nhip-song-so/455316/Tran-lan-web-mao-danh-lanh-dao.html
Cám ơn bạn đã đưa thông tin hữu ích về trang web mạo danh. Một việc mạo danh lãnh đạo lớn như vậy mà tôi không hiểu tại họ không tìm cách xử lý. Nếu "serve" đó ở nước ngoài, tôi nghĩ Chính phủ có thể nhờ sự can thiệp của cảnh sát quốc tế vì việc giả mạo danh tính của Lãnh đạo quốc gia không chỉ ảnh hưởng đến bản thân uy tín của Chính phủ trong nước mà cả quan hệ quốc tế, mang lại những hậu quả khó lường.
ReplyDeleteTrong lúc Trung Quốc là mối đe dọa lớn của Quốc gia, trong khi chúng ta đang yếu thế về khí tài, chính trị thì việc một trang web giả mạo tung ra những thông tin có thể là kích động, không chính thống có thể gây ra nhiều sự hiểu lầm đáng tiếc từ người hàng xóm đã không lấy gì làm hữu hảo này.
Việc thứ 2 của bạn đề cập đến là cô Phương Uyên có định đánh bom tượng đài hay không thì tôi có ý kiến cho rằng việc đấu tranh theo kiểu bạo động, đặt bom là điều không loại trừ đối với những người chống cộng quá khích. Trong một số bình luận trên facebook hay trên nhiều phương tiện thông tin, ta không khó để tìm thấy những bình luận theo kiểu ủng hộ Phương Uyên như sau:
"cung chi vi long yeu nuoc , cam thu giac trong la nhung thang tham o tham nhung, ban nuoc hai dan. dit me nhung thang tham nhung o cai viet nam nay roi bo may se khung bo nha chung bay. bo may se giet ca nha may. nhung thang coi quyen coi the dit me chung bay...".
Bạn cũng không nên cho rằng tôi tin ngay việc đặt bom, nhưng tôi không loại trừ. Vụ bê bối về "2 bao cao su đã qua sử dụng" của ông Cù Huy Hà Vũ là một bằng chứng để chúng ta có thể không tin.
Trong một cuộc tranh luận, nếu bạn mất lòng tin hoàn toàn vào đối phương thì họ cũng sẽ không tin tất cả những điều bạn nói. Bạn phải tôn trọng người tranh cãi với bạn, nếu không, bạn sẽ nhận được phản ứng tương tự.
Em chỉ hỏi anh là phải chăng anh có tin chuyện "....định đánh bom...." hay không thôi chứ có khẳng định là anh tin đâu, thế mới có dấu "?"
ReplyDelete"Trong một cuộc tranh luận, nếu bạn mất lòng tin hoàn toàn vào đối phương thì họ cũng sẽ không tin tất cả những điều bạn nói. Bạn phải tôn trọng người tranh cãi với bạn, nếu không, bạn sẽ nhận được phản ứng tương tự."
Anh phản ứng hơi quá mức với em. Em luôn có lòng tin với anh và rất trân trọng anh, bản thân em đã là đọc giả của anh từ nhiều năm nay rồi. Chúc anh Huy Quang có thêm nhiều bài viết thú vị.
O, sorry bạn,
ReplyDeleteVì đây là chủ đề nhảy cảm, nhiều người phản ứng gay gắt lắm, mà mình thì chẳng biết đang nói chuyện với ai nên đôi khi như con rùa, thỉnh thoảng phải rụt đầu vào mai cho an toàn :)
Cám ơn bạn rất nhiều!
HQ