Ông Tây nhặt rác tại bờ biển Nha Trang (This land was made for you and me)


 "Cho ta hát bài ca hùng tráng
Cho ta yêu tình yêu trong sáng
Cho ta đi trên con đường mới lạ
Ơi Nha trang, mùa thu sang
Biển quê ta, rộng mở, trân trời..."

Mỗi lần nghĩ hay tới Nha Trang, bài hát  "Nha trang mùa thu" vọng lại trong tôi. Nói gì thì nói, bờ biển Nha Trang đẹp lắm. Nha Trang là cái vịnh nên biển phẳng lặng như mặt hồ lớn. Bạn có thể ra biển ngồi, "biển Nha trang lộng lẫy, nắng vàng", và sự nhẹ nhàng của khí hậu Nha Trang hiền hòa.

Một cảm giác bình yên khó tả.
Nếu bạn có tiền, bạn mua những căn hộ sang trọng nằm dọc biển Trần Phú hoặc Phạm Văn Đồng nối đến Đồng Đế, nơi có Trường Sĩ Quan VNCH cũ và nay là Trường Sĩ Quan của Chính phủ Việt Nam.

Núi cô tiên, Đồng Đế, Nha Trang (Fairy Mountain Nha Trang)
Bạn có thể ngắm nhìn núi cô tiên, thăm viện Hải dương học với vô vàn loài thủy sinh đẹp mắt, và đi cáp treo ra Vinpearl Land để thưởng thức những thú vui, biển cả, sự hoang sơ...

Tôi đã từng được đến thăm khu thủy sinh ở vịnh Monterey ở Cali (Monterey Bay Aquarium). Nhà tôi phải trả 35 USD cho một người lớn, 22 USD cho một trẻ em trên 3 tuổi và mất toi 136 USD cho gia đình 5 người. Khu thủy sinh ở vịnh Monterey nó cũng đẹp, nhưng không hiểu sao tôi thích Viện Hải Dương học Nha trang hơn. Có lẽ vì vé vào cửa của nó cho người lớn chỉ có 30 ngàn (1,5 USD) và cho trẻ em 7 ngàn (0.3 cents) nên tôi thích?

Cũng không hẳn như vậy.

Viện Hải dương học Nha Trang (Nha trang Aquarium)
Hình như ở Việt nam, mọi thứ đều giản đơn, và Viện Hải dương cũng đẹp và thủy sinh cũng phong phú không kém khu thủy sinh Monterey. Có thể tôi thiên vị, nhưng tôi thích thế vì Monterey là của người ta, Viện Thủy sinh là của mình. Tôi thấy mấy ông đại gia đi lấy chân dài, chân ngắn hay lấy Tây, lấy Mỹ, đám cưới tốn kém lắm mà chắc gì hơn tôi lấy vợ.

Ngày cưới, mẹ tôi mua buồng cau xịn lắm mà lúc đó chỉ mất 500K, tương đương khoảng 25 USD.

Thật rẻ!


Nha Trang đẹp thế, chỉ có điều:
So với biển Đà nẵng, trừ khu vực biển Trần Phú luôn có người nhặt rác, dọn dẹp. Nếu bạn đi xuống bãi dưới, cạnh đường Phạm Văn Đồng, bãi biển sẽ không được sạch như thế. Người ta ăn uống, xả rác lên bờ biển. Không khó để bạn tìm thấy ở đây túi nilon, ống hút nhựa, thuốc lá, hộp xốp đựng đồ ăn... Nó không quá bẩn để bạn không thể tắm biển hoặc ngồi chơi, nhưng trên một bãi biển đẹp như thế, quả thật là phí phạm khi ai đã làm điều đó.

Chiều mát, tôi mua ngô nướng cùng các con ra bờ biển ngồi. Quả thật là cảm giác thanh bình khó tả. Người dân Nha trang hiền hòa, các bạn nhỏ đá bóng xung quanh, người lớn, trẻ nhỏ vui đùa cùng mặt nước phẳng lặng, gợn chút sóng...

Và thấp thoáng một người nhặt rác trên bãi biển mà từ hôm đến Nha trang, tôi chưa bao giờ nhìn thấy, nhất là ở khu Phạm Văn Đồng. Tôi phải nhìn kỹ hơn vì không tin vào mắt mình. Một ông Tây đang làm việc đó. Anh to khỏe, người đen chắc và rất nhanh nhẹn. Không công cụ hỗ trợ, anh nhặt bằng tay. Thoăn thoắt! Thấy cái quần cũ của ai đó vứt bỏ trên bãi biển, anh nhặt mang ra biển giũ vài cái cho sạch cát rồi nhét vào túi rác. Thấy bố con tôi ngồi ăn ngô, tưởng chúng tôi không biết tiếng Anh, anh lại gần ra hiệu là ăn xong thì vứt rác vào thùng.

Tôi cười và nói: "I know that" (tôi biết điều đó).

Anh nhìn tôi không cười và nói:  "Many people don't know that" (nhiều người không biết điều đó).

Anh bỏ đi làm tiếp với cái nhìn theo của nhiều người Việt đang chơi trên bãi biển. Tôi bảo các con chờ chút. Tôi đi theo anh, nhưng anh đi quá nhanh, khi bắt kịp, tôi bảo:
- May I take picture? (tôi có thể chụp ảnh anh)
Anh bảo:
- Many people want to take picture, but i don't like that (nhiều người muốn chụp nhưng tôi không thích)

Tôi bảo anh ta là tôi muốn chụp ảnh anh để chỉ cho thêm nhiều người Việt nhìn thấy những gì một số người không thấy.
Sau vài câu nói khó, anh đồng ý và cho tôi khoảng vài giây để chụp. Trời tối, ảnh rất mờ:


Pick up trash at Pham Văn Đồng, Nha trang Beach


Tôi nghĩ đến lời Chúa trong Mathiơ 6:1-4:

1 "Các con hãy thận trọng về việc công đức của mình, đừng phô trương cho người ta thấy, nếu không, các con sẽ không được Cha các con ở trên trời ban thưởng. 2 "Vì thế, khi con làm việc từ thiện, đừng thổi kèn trước mặt thiên hạ như phường đạo đức giả thường làm trong hội đường và ngoài phố để được người ta khen ngợi. Thật, Ta bảo các con, họ đã nhận đủ phần thưởng của mình rồi. 3 Nhưng khi con làm việc từ thiện, đừng cho tay trái biết tay phải làm gì, để việc từ thiện của con được giữ kín; 4 và Cha con là Đấng thấy trong nơi kín đáo ấy, sẽ thưởng cho con"

Matthew 6:1-4: “Be careful not to practice your righteousness in front of others to be seen by them. If you do, you will have no reward from your Father in heaven.
“So when you give to the needy, do not announce it with trumpets, as the hypocrites do in the synagogues and on the streets, to be honored by others. Truly I tell you, they have received their reward in full. But when you give to the needy, do not let your left hand know what your right hand is doing, so that your giving may be in secret. Then your Father, who sees what is done in secret, will reward you" (you can hear the the reading here) 

Vâng,  "do not let your left hand know what your right hand is doing", khi làm điều thiện "đừng để tay trái biết tay phải làm điều gì", và anh chàng Tây này không muốn phô trương điều đó.

Cũng là kẻ may mắn, tôi được đi nhiều nơi trên thế giới và thấy rằng, ở Mỹ hay Tây hoặc Bắc Âu, người ta đã xây dựng những đất nước tuyệt đẹp. Họ có rất ít rác theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, hay nói đúng hơn, rác - the trash - của họ được thu gom, để vào một chỗ và được xử lý. Vấn đề của ta là rác vẫn ở ngoài đường, trong nhà, ngoài sân, bãi biển, công viên. Rác khắp nơi, rác "everywhere", rác sinh hoạt, rác hữu cơ, vô cơ, rác trong lối suy nghĩ và con người.

Và những anh chàng Tây này khi nhặt rác ở "nhà mình" đã quang thì chuyển sang nhặt rác hộ hàng "xóm gần, hàng xóm xa" như ở Việt Nam đất nước tôi đây. 

Tôi biết chắc rằng quê anh không ở quanh đây, song anh yêu Nha Trang đến thế nào thì anh mới làm điều đó.


Pick up trash for "neighborhood" (Nhặt rác cho hàng xóm :)

Anh lại vội vã đi. Tôi hỏi với: "Where do you come from? (Anh từ đâu tới?), vì tôi cảm thấy thật vinh hạnh cho đất nước đã sinh ra anh.
Anh tiếp tục đi, không quay đầu lại. Anh nói to:

- I come from Ha noi.
- What?
- Hà Nội.

Câu sau, anh nói đúng giọng hơn để tôi nghe rõ hơn, khỏi lầm.


Ngồi nán lại bờ biển cho đến khi trời tối hẳn . Tôi đứng dậy, nhặt mấy lõi ngô của mấy bố con ăn, cho vào túi nilon. Chưa yên tâm, cách đó khoảng 5m, tôi thấy mấy cái túi nilon mờ mờ, lại gần, phát hiện ra cũng vài lõi ngô và hộp cơm hộp bằng xốp ai ăn xong vứt ra đó. Tôi lúi húi nhặt vào và nói với các con rằng chú Tây đã nói vậy, ngày mai, chú lại đi nhặt rác mà thấy mấy cái này còn lại, chú lại tưởng bố con mình vứt ra thì không hiểu chú sẽ nghĩ thế nào về người Hà nội và bố con mình.

Chẳng là người Hà nội cũng đến Nha Trang tắm biển nhiều lắm.

Tôi dẫn các con về nhà, 2 tay 2 túi rác, trời tối đen và trộm nghĩ rằng:

"Nếu đời mình không làm được gì cho con thì có lẽ cũng cố gắng cho con cái vốn ngoại ngữ và một tấm hộ chiếu nước ngoài để chúng có 'the Land' hay cái 'Đất' để sống"

Tôi nhớ đến câu nói của người thổ dân Châu Mỹ:
"Không phải chúng ta thừa hưởng Trái Đất từ tổ tiên, mà chúng ta vay mượn nó từ con cháu"

Tôi sợ chúng ta sẽ làm bẩn mảnh đất này, lúc đó, con tôi sẽ không còn đất sống nếu chúng vẫn là người Việt.
Hôm qua, con gái lại hỏi tôi:
"Mỹ có đánh Việt Nam nữa không bố?"

Tôi bảo:  
"Chắc là không con ạ, nhưng nếu nó mang máy bay thả chất độc da cam xuống đây nữa thì bố cũng sẽ đánh. Đất này là của các con. Không được làm bẩn đất! Hãy nhớ lấy điều đó!". 


Tôi nhìn thẳng vào mặt các con và nhắc lại lần nữa: "This land is your land"
Tôi nhớ năm trước, tôi cùng vợ và 3 đứa con nhỏ mua chiếc xe Mitsubishi cà tàng chạy từ Cali, vòng xuống miền Nam, đi ngang miền Nam, sang Texas, Florida và dọc bờ biển miền Đông lên New York...

Cha con tôi tại thung lũng chết - 7/2012, Cali (Death Valley, Cali, July 2012)

Vâng, từ Cali sang đảo New York (New York Island)

New York Island, July 2012

 , và thích nghe bài hát:

"This land is your land"










Tôi nghĩ đến bài viết của ông Alan Phan về chủ đề môi trường, và có lẽ là chủ đề tôi thích nhất của ông.
Chúng ta đã quen với cụm từ Tị nạn Chính trị, Tị nan kinh tế, Tị nạn giáo dục, và bây giờ, ta có:

"TỊ NẠN MÔI TRƯỜNG


Good bye America! We come back to our land!
 



HUY QUANG - PIANO

Comments

Popular posts from this blog

Ngàn lý do để tôn vinh Chúa

ĐỘ NẶNG CỦA PHÍM ĐÀN PIANO (HAY TRỌNG LƯỢNG CẢM ỨNG PHÍM ĐÀN) - Tại sao phím đàn piano của tôi chơi cứng?

Nhạc Jazz là gì và làm thế nào để "thưởng thức" nó?