Khóc cho những cành cây
.
50 tuổi rồi, nói thật, chắc chỉ có những thằng thực sự điên thì mới ngồi viết "blog", nói những chuyện dường như chẳng liên quan đến mình. Hơn nữa, con còn quá nhỏ, còn thơ dại, hơn bao giờ hết, chúng cần sự chăm sóc của những ông bố, bà mẹ, mình ngồi viết thế này có tốn thời gian không ?
Hi vọng mình không quá ngu để làm những công việc lãng phí !
50 tuổi rồi, nói thật, chắc chỉ có những thằng thực sự điên thì mới ngồi viết "blog", nói những chuyện dường như chẳng liên quan đến mình. Hơn nữa, con còn quá nhỏ, còn thơ dại, hơn bao giờ hết, chúng cần sự chăm sóc của những ông bố, bà mẹ, mình ngồi viết thế này có tốn thời gian không ?
Hi vọng mình không quá ngu để làm những công việc lãng phí !
Lại vẫn chuyện mái hiên di động, phường và Quận bắt tháo hết vì mất mỹ quan thành phố. Kể cũng phải, có nhiều mái hiên nhìn cũ lắm, cái cụp, cái xòe, nhìn cũng nản, tốt nhất là nên tháo đi, nhưng mình hỏi tại sao không yêu cầu người ta tháo những cái cũ nát, vệ sinh, thay thế vì cây xanh không có, trời nắng chang chang, quả thật khó chịu.
Chuyện mái hiên là vậy, còn chuyện khác thì sao ?
Hôm nay, Công an Phường và Quận Long Biên yêu cầu đoàn diễu hành cây xanh dừng lại, không diễu hành nữa và bắt tượng trưng 2 hoặc 3 chục người gì đó.
Chính quyền không muốn nó thành phong trào, thành thói quen lan rộng ra, rồi không kiểm soát được, dập ngay từ đầu cho nó yên, đúng sai bàn sau.
Con người ai cũng có cái sai cái đúng, càng mang trọng trách lớn, cái sai, cái đúng càng ảnh hưởng lớn.
Nhớ về Vinashin, ta còn nhớ Nguyên chủ tịch quốc hội Nguyễn Văn An nói rằng vụ Vinashin "vừa là hậu quả của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, vừa có căn nguyên sâu xa bắt nguồn từ lỗi của hệ thống, lỗi từ gốc, từ chủ trương của Ban Chấp hành Trung ương và của Bộ Chính trị xuất phát từ quan điểm rằng: xã hội xã hội chủ nghĩa phải được xây dựng dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu. Mô hình này lại xuất phát từ một lý thuyết cực đoan cho rằng: tư hữu về tư liệu sản xuất là nguồn gốc của mọi sự bóc lột. Từ một lý thuyết cực đoan đi tới một mô hình kinh tế không có động lực mà thực tế cuộc sống đã bác bỏ. Chính phủ là người thực thi chủ trương đó của Đảng về mặt Nhà nước. Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị có quyền lớn như vậy thì có phải chịu trách nhiệm gì không?"
Và rồi, cùng chung ý kiến, tổng giám đốc tập đoàn InvestConsult Group Nguyễn Trần Bạt nhận định rằng "một cá nhân dù tài đến mấy, dù 'độc ác' đến mấy cũng không có khả năng phá hoại đến 80.000 tỷ trong vòng vài ba năm, và đất nước của chúng ta không có nhiều 80.000 tỷ mà chỉ có độ vài ba chục lần 80.000 tỷ thôi. Chúng ta không có trong hệ thống nhà nước của mình một cơ chế báo động đủ nhạy cảm để có thể ngăn chặn tai họa ở một giai đoạn đầu tiên. Cho nên, dứt khoát phải khẳng định rằng không có lỗi cá nhân tuyệt đối trong sai lầm này, mà đây là một lỗi có chất lượng hệ thống, và lỗi hệ thống ấy chính là thiếu hệ thống báo động về các tai họa tài chính. Hiện tượng Vinashin bộc lộ cho Đảng, Chính phủ, Quốc hội của chúng ta hiểu rằng, nếu có những tên kẻ trộm thông minh hơn thì nó có thể khoắng hết tài sản quốc gia, bởi vì chúng ta không có hệ thống báo động như vậy."
(Theo Wiki)
Sau vụ Vinashin, Thủ tướng không từ chức, lãnh đạo cấp cao nhất của Nhà nước chắc chỉ cần rút kinh nghiệm.
Người ta bỏ tù một số người, có thể đem bắn, nhưng việc đã rồi, rồi sẽ im đi.
Hà nội, trái tim của cả nước lại bùng lên một bê bối, bê bối lớn - chặt cây .
Người ta diễu hành, đòi công lý cho những cái cây, đòi ông Thảo, ông Nghị, ông Dục phải trả lời, được vài hôm, lệnh từ trên là phải dập tắt, dập ngay từ đầu cho nó lành.
Hôm qua có gã thò cổ vào cửa hàng tôi bảo:
- Anh ơi treo cờ.
Tôi bảo:
- Không treo .
Tưởng tôi không nghe rõ, nó lại bảo:
- Anh ơi treo cờ.
Tôi nói to hơn:
- Không treo.
Nó mở to mắt hỏi:
- Sao anh ?
Tôi lại bảo:
- Không thích treo.
Nó hỏi to hơn:
- Sao anh ?
Tôi nhắc lại:
- Không thích treo !
Nó có vẻ hăm dọa:
- Được rồi ....
Cái phố Hào Nam làm đã được hơn 15 năm nay, chẳng có cái cây nào ra hồn, nhưng ngày 30 tháng 4, phố đầy cờ hoa.
Tôi cá với các bạn là trong đám cờ hoa ấy, chẳng có nhiều thằng thích treo, có chăng, có thằng nào đó muốn bán hàng làm cái biển nền đỏ, chữ vàng cho nó nổi, nhưng luật lại cấm vì màu đó chỉ dành cho màu cờ tổ quốc, song cũng hãy luôn nhớ rằng hai màu đó chỉ tượng trưng cho hai chữ tổ quốc khi nó còn dưới chế độ Cộng sản.
Tổ quốc ngày sau sẽ không có hai màu tượng trưng ấy nữa.
Nhiều thằng không thích treo, nhưng treo vì sợ rách việc.
Cũng đúng thôi, tâm lý muốn bình yên, muốn an thân.
Là người, ai chẳng muốn thế !
Trời vẫn nắng chang chang vì không có cây, thiếu mái hiên, ánh sáng làm lóa mắt.
Lại nhớ anh Thảo, anh Dục, những "anh hùng chặt cây" của thủ đô.
Phải dập tắt sự phản kháng ngay từ đầu, bất kể đúng sai để giữ Chính quyền.
Con người có lúc sai, lúc đúng, ai chẳng thế, càng giữ trọng trách lớn, làm đúng, làm sai càng gây ảnh hưởng lớn, việc này phải dẹp cho yên.
Đương nhiên là chẳng thằng nào chịu nhận sai, vì sai thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Lại nhớ mấy người ở Đồng nai chặt cây 12 cây tràm rồi bị tù, thử hỏi chặt 500 cây cổ thụ ở Hà nội chắc phải tù rục xương.
Ấy nhưng không !
Nhớ cảnh nhiều ông bố bà mẹ thấy con đánh vỡ cái chén, cái bát thì tát cho nảy đom đóm mắt, nhưng bản thân mình đánh vỡ thì chỉ im lặng.
Có người bảo rồi chuyện cây Hà nội sẽ chìm trong im lặng nhưng sẽ không bao giờ quên lãng.
Sức công phá của nó sẽ rất lớn, bởi sự im lặng là giả tạo ...
Hà nội những ngày cuối Xuân 2015
Comments
Post a Comment