Thực phẩm biến đổi gen: Lợi thế nhãn tiền, nguy cơ lâu dài
"Các ngươi hãy giữ những mạng lịnh ta. Chớ để loài vật khác giống phủ lẫn nhau; chớ gieo ruộng ngươi hai thứ giống, và chớ mặc mình bằng áo dệt nhiều thứ chỉ".
1) Động vật biến đổi Gen: con la (lai giống giữa lừa và ngựa), hầu như không có khả năng sinh đẻ.
Về hình dạng con la giống lừa hơn là ngựa. Trong khi ngựa có 64 nhiễm sắc thể, và lừa có 62, con la có 63 nhiễm sắc thể. Con số lẻ này không cho phép các nhiễm sắc thể phân chia thành cặp, do đó, la hầu như không có khả năng sinh con, hay còn gọi là vô sinh. Trong một phần tư thế kỷ qua, chỉ có hai trường hợp la mẹ sinh con: một ở Marốc vào năm 1984 và một con ở Trung Quốc vào năm 1988. Nếu tính từ năm 1527 (khi bắt đầu có hồ sơ về những trường hợp tương tự), thì toàn thế giới chỉ có tổng cộng 60 la mẹ sinh con (theo Wiki)
2) Thực vật biến đổi Gen: Xem bài phía dưới.
3) Vải dệt bằng nhiều thứ chỉ: Chúng ta ngày nay đều thích mặc đồ Cotton, mát và thoáng.
Dân trí: Những tranh cãi về ảnh hưởng của cây trồng biến đổi gen đối với môi trường và sức khoẻ con người trên toàn thế giới vẫn chưa có hồi kết. Rất nhiều quốc gia trên thế giới vẫn “cự tuyệt” loại cây trồng biến đổi gen và thực phẩm biến đổi gen.
Rất nhiều quốc gia trên thế giới vẫn không chấp nhận loại cây trồng biến đổi gen và thực phẩm biến đổi gen. |
Việt Nam đã chính thức cho thương mại hoá cây trồng biến đổi gen (GMO) với việc đưa vào trồng đại trà ngô biến đổi gen, có khả năng kháng sâu từ năm 2015 và dự kiến đến năm 2020 diện tích trồng cây biến đổi gen sẽ chiếm 30-50%. Hiện Việt Nam cũng đang nhập hàng triệu tấn ngô, đậu tương làm nguyên liệu sản xuất chăn nuôi, trong đó phần lớn là thực phẩm biến đổi gen.
Quyết định từ cơ quan quản lý được đưa ra trong bối cảnh những tranh cãi về ảnh hưởng của cây trồng biến đổi gen đối với môi trường và sức khoẻ con người trên toàn thế giới vẫn chưa có hồi kết. Rất nhiều quốc gia trên thế giới vẫn “cự tuyệt” loại cây trồng biến đổi gen và thực phẩm biến đổi gen.
Nhiều nơi "cự tuyệt" thực phẩm biến đổi gen
Chính phủ Nhật đã cấm trồng các loại cây trồng biến đổi gen trên toàn quốc, đồng thời bắt buộc dán nhãn phù hợp với những sản xuất từ nguyên liệu biến đổi gen như đậu nành, ngô, khoai tây…
Song song với đó, cả người tiêu dùng Nhật và nông dân đều ủng hộ tối đa một chiến dịch mang tên “Nói không với sinh vật biến đổi gen” (NO-GMO Campaign) khởi xướng từ năm 1996. Chiến dịch này kêu gọi tẩy chay các sản phẩm biến đổi gen, tiến hành phân tích và thử nghiệm hàng trăm loại thực phẩm cũng như thu thập hàng triệu chữ ký chống biến đổi gen.
Làn sóng phản đối thực phẩm biến đổi gen cũng lan rộng ở châu Âu, nơi mà diện tích cây trồng biến đổi gen đang ngày càng được mở rộng. Hồi đầu năm nay, tại thủ đô Berlin (Đức) đã diễn ra cuộc biểu tình phản đối chính sách sử dụng công nghệ biến đổi gen trong nông nghiệp của Chính phủ với sự tham gia của khoảng 50.000 người.
Ấn Độ đã đình chỉ tạm thời việc lưu hành hạt giống biến đổi gen do những thiệt hại kinh tế mà nó gây ra. Trong khi, đa số các nước châu Âu đều ban bố lệnh cấm thực phẩm biến đổi gen trong khi Trung Quốc đã hạn chế và ngừng nhập giống bắp biến đổi gen.
Mới đây, hôm 23/5, hàng ngàn người từ hơn 400 thành phố thuộc 40 quốc gia trên thế giới đồng loạt ra đường kêu gọi phản đối Tập đoàn công nghệ hoá sinh và nông nghiệp Mỹ Monsanto về chương trình gieo trồng thực phẩm biến đổi gen và sản xuất thuốc trừ sâu của mình. Tại một số thành phố lớn ở Thuỵ Sĩ và Mỹ, đám đông yêu cầu dừng chương trình gieo trồng thực phẩm biến đổi gen và yêu cầu Monsanto giành thời gian để các nhà khoa học tiến hành độc lập về loại thực phẩm này.
Học gì từ "bài học Ấn Độ"
Đối với cây trồng và thực phẩm biến đổi gen tồn tại 2 luồng ý kiến trái chiều. Phía ủng hộ thì liên tục lên tiếng khẳng định loại thực phẩm này an toàn, giúp tăng năng suất cây trồng và không gây tác hại tới môi trường. Trong khi đó, phía phản đối thì e ngại những tác động không mong muốn tới sức khoẻ người tiêu dùng và gây ra những thiệt hại về kinh tế.
Trong cuốn sách “Những gen biến đổi, sự thật bị bóp méo” của luật sư người Mỹ Steven Drucker gần đây đã gây chú ý khi đưa ra lời cáo buộc các cơ quan khoa học uy tín đã phớt lờ những cảnh báo sức khỏe của các nhà khoa học về GMO và cho phép đưa loại thực phẩm này vào thương mại hóa từ năm 1992. Drucker dẫn nhiều bằng chứng về các trường hợp thiệt mạng, mắc bệnh do thực phẩm biến đổi gen.
Dưới góc độ kinh tế, cuối năm 2014, truyền thông quốc tế đưa tin về mối liên hệ giữa các hạt giống biến đổi gen với việc ngày càng nhiều nông dân tại Ấn Độ tự sát. Chính phủ nước này trước đó đã quá tin tưởng vào các lợi ích của thực phẩm từ giống biến đổi gen mà phớt lờ các tác hại của nó. Nhiều nông dân sống nhờ trồng trọt rơi vào "tuyệt vọng" do cây hình thành từ các hạt giống GMO không cho năng suất tốt trên nhiều vùng của Ấn Độ. Người nông dân cũng phải phụ thuộc nhiều vào nguồn giống giá cao từ các Tập đoàn đa quốc gia, gây ra những khoản nợ chồng chất.
Quay trở lại với trường hợp Việt Nam, với quyết định mới ban hành, Việt Nam hiện là quốc gia thứ 29 trồng cây biến đổi gen. Tuy nhiên, giống như Ấn Độ, giới chuyên gia cho rằng, tồn tại mối quan ngại về sự lệ thuộc của nông dân vào các nguồn giống do các tập đoàn đa quốc gia nắm độc quyền.
Trao đổi về vấn đề này, GS Võ Tòng Xuân, chuyên gia nông nghiệp thừa nhận: "Lo ngại đó là có thật. Chúng ta muốn sản xuất ra giống cây trồng biến đổi gen nhưng rất khó bởi để nghiên cứu về công nghệ sinh học này cần rất nhiều tiền. Dù trong vòng 10 năm nay, Bộ Khoa học và Công nghệ đã cấp kinh phí 500 tỷ đồng nghiên cứu nhưng kết quả chưa được bao nhiêu".
"Việt Nam không sản xuất được giống vì không có tiền nghiên cứu. Các công ty đa quốc gia ở Mỹ, Thuỵ Sĩ, họ bỏ ra cả mấy trăm triệu đô la để nghiên cứu. Họ bỏ nhiều tiền nên giờ phải bán giá cao để lấy lại vốn thôi", GS Xuân cho biết.
Theo GS Võ Tòng Xuân, người nông dân đang đứng trước ngã ba đường và cần phải cân nhắc thiệt hơn giữa các phương án lựa chọn.
Nhiều chuyên gia nông nghiệp đặt câu hỏi: "Đứng dưới góc độ kinh tế VN, chúng ta có nhất thiết phải phát triển cây trồng biến đổi gen không, khi rất nhiều lo ngại chưa tìm được lời giải? Câu chuyện về tính an toàn của GMO có thể tương lai sẽ trả lời, nhưng trước mắt, ai trả lời cho một nguy cơ nhãn tiền: Với những lợi thế như tăng năng suất, khả năng kháng sâu bệnh cao, giảm chi phí... cây trồng biến đổi gen sẽ nhanh chóng chiếm gần như 100% diện tích bắp ở một quốc gia. Như thế, nguồn giống của nông dân và quốc gia sẽ phụ thuộc vào một số nhà cung cấp nước ngoài. Đó là nguy cơ rất lớn. Và ai sẽ chịu trách nhiệm khi nhiều thị trường nhập khẩu nông sản lớn của chúng ta hiện nay luôn sẵn sàng "cạch mặt" các sản phẩm nông nghiệp có nguồn gốc biến đổi gen".
Dân trí sẽ tiếp tục đăng tải ý kiến chuyên gia về vấn đề này.
Phương Dung
Comments
Post a Comment