Thành phố thức vì một con người
Có một khoảng cách rất lớn giữa ta và họ nếu nói về cả nhân cách và nhận thức.
Ở Việt Nam, nếu có ai đó nằm ở trên đường, chẳng ngạc nhiên gì khi rất ít người sẵn sàng đưa người đó vào bệnh viện vì nhiều lý do: thứ nhất, người nhà người bị nạn có thể tưởng bạn là người gây ra chuyện này và có thể bạn bị đánh; thứ hai, có một văn hóa khốn nạn cho rằng nếu bạn cứu một người mà thần chết đã định lấy đi, nhà bạn phải có người thế chỗ; thứ ba, chúng ta đều bận bịu lo lắng, đấu tranh với cuộc sống bề bộn, đầy hổ lốn của ô nhiễm, khạc nhổ, tham nhũng, mất tình người của một xã hội, một cơ chế không phù hợp mà đã đến lúc nên thay đổi; chúng ta đều bận bịu lo lắng, đấu tranh với cuộc sống mà ở đó, hàng năm có hàng chục ngàn người chết vì tai nạn giao thông, rất nhiều người chết vì ô nhiễm, ung thư, đâm chém. Vì vậy, dường như chúng ta càng ngày càng cảm thấy vô cảm với nỗi đau, mất mát của kẻ khác vì chính chúng ta là nạn nhân của những nỗi đau và mất mát đó.
Kết quả cuối cùng của một xã hội mà phần nhân tính đã gần như mất hẳn.
Đó cũng là lý do mà tôi không hợp với những người tự cho mình là quan trọng, là thông minh, là đầy nhân cách, là tốt đẹp, chỉ có kẻ khác là đáng trách...
Đó cũng chính là lý do tôi thích thánh kinh, lời dạy của Chúa bắt con người hạ mình trước Thiên Chúa, tự biết mình là sinh vật nhỏ bé, luôn sẵn sàng tạo ra những sai lầm và điều ác.
Chúng ta hãy cố gắng làm tốt việc của mình và sống cho tốt, song vinh quang thì thuộc Đức Chúa Trời, không phải loài người.
Trong sách Thi thiên, đoạn 12, câu 2 viết : "Đức Giê-hô-va sẽ diệt hết thảy các môi dua nịnh, Và lưỡi hay nói cách kiêu ngạo".
Câu chuyện về cả thành phố thức giấc vì một con người
Ngày 13/11/1953, tổng đài của đội phòng cháy chữa cháy thủ đô Copenhagen, Đan Mạch nhận được một cuộc điện thoại vào lúc 3 giờ sáng. Nhân viên phòng cháy chữa cháy 22 tuổi tên là Erich đã tiếp nhận cuộc gọi:
“Alo! Đây là đội phòng cháy chữa cháy”, đầu dây bên kia không thấy có tiếng trả lời nhưng Erich nghe thấy một tiếng thở nặng nề.
Sau đó Erich nghe được một giọng nói phụ nữ kinh động cất lên: “Cứu mạng! Cứu mạng với! Tôi không dậy được! Tôi đang bị chảy máu!”
“Đừng lo! Thưa bà!” Erich trả lời ngay và hỏi: “Bà đang ở đâu? Chúng tôi lập tức tới ngay!”
“Tôi không biết!”
“Không phải ở nhà bà sao?”
“Có lẽ vậy! Tôi nghĩ là tôi đang ở trong nhà”
“Nhà bà ở chỗ nào? Phố nào?”
“Tôi không biết! Tôi đang bị choáng, máu đang chảy”
“Ít nhất bà cũng phải cho tôi biết tên của bà chứ!”
“Tôi không nhớ, tôi nghĩ tôi đã bị đập vào đầu!”
“Xin đừng dập máy!”
Erich cầm chiếc điện thoại thứ hai và gọi điện đến công ty điện thoại, người tiếp nhận là một người đàn ông lớn tuổi.
“Xin ông hãy tìm giúp tôi số điện thoại của một khách hàng, người khách này đang gọi điện tới đội phòng cháy chữa cháy!”
“Không, tôi không thể, tôi chỉ là bảo vệ gác ban đêm thôi, tôi không hiểu những việc này. Hơn nữa hôm nay là thứ bảy nên cũng không có bất kỳ người nào ở đây cả”
Erich cúp điện thoại và có một chủ ý khác. Anh ta hỏi người phụ nữ kia: “Xin hỏi bà bằng cách nào tìm được số điện thoại của đội phòng cháy chữa cháy?”
“Số máy đã được lưu trên điện thoại, lúc tôi bị ngã tôi kéo nó thì nó gọi đến đó”
“Vậy, bà nhìn xem trên điện thoại phải chăng cũng có ghi số điện thoại của nhà bà?”
“Không có, không có bất kỳ một dãy số nào cả, xin các anh hãy đến đây nhanh lên!” Giọng người phụ nữ càng lúc càng yếu đi.
“Xin bà hãy nói cho tôi biết, bà nhìn thấy đồ vật gì?”
“Tôi… tôi nhìn thấy một cái cửa sổ, ngoài cửa sổ có con đường, trên đó có đèn đường”
“Tốt rồi, cửa sổ là như thế nào?” Erich tiếp tục tra hỏi, “Là hình vuông hay sao?”
“Không, là hình chữ nhật!”
Như vậy nhất định là ở khu vực cũ.
“Bà có thắp đèn không?”
“Có, đèn có sáng”
Erich còn muốn hỏi tiếp nhưng đã không nghe thấy tiếng trả lời.
Cần phải hành động ngay, nhưng làm thế nào? Erich liền gọi cho cấp trên và tả lại chi tiết.
Vị đội trưởng nói: “Không thể có biện pháp gì được, không thể tìm được người phụ nữ kia.”
Nhưng Erich không thể bỏ qua, cứu mạng là chức trách hàng đầu của đội phòng cháy chữa cháy. Đột nhiên Erich có một ý nghĩ táo bạo, vị cấp trên nghe xong còn thấy sợ hãi: “Mọi người sẽ cho là nổ bom nguyên tử đấy!”
“Tôi khẩn cầu ngài!” Erich kiên trì: “Chúng ta phải mau chóng hành động, nếu không tất cả sẽ đều phí công vô ích”
Đầu dây điện thoại im lặng một lát, vị đội trưởng sau đó trả lời: “Được, chúng ta cứ như thế làm, tôi sẽ đến ngay!”
Mười lăm phút sau, hai mươi chiếc xe cứu hỏa tới, rú còi và chạy đến khắp các ngả của thủ đô Copenhagen.
Người phụ nữ kia đã không còn trả lời được nữa, nhưng Erich vẫn còn nghe được tiếng thở của bà.
Mười phút sau Erich nói: “Tôi nghe thấy tiếng còi qua điện thoại!”
Đội trưởng thông báo qua bộ đàm, hạ lệnh: “Xe số 1, tắt còi !” Rồi sau đó chuyển sang hỏi Erich, “Tôi vẫn còn nghe thấy còi !”. Đội trưởng lại nói: “Xe số 2, tắt còi!”
“Tôi còn nghe thấy….” Mãi đến xe số 12, Erich nói: “Tôi bây giờ không nghe thấy rồi!”
Đội trưởng hạ lệnh: “Xe số 12 bật lại còi”. Erich nói: “Bây giờ tôi lại nghe thấy rồi! Nhưng càng chạy càng xa!” Đội trưởng hạ lệnh: “Xe số 12 quay đầu lại!”
Không lâu sau, Erich lại nói: “Lại dần dần tới gần rồi, hiện giờ âm thanh rất chói tai, chắc là đã đến đúng đường rồi!”
“Xe 12, mọi người hãy tìm một ngọn đèn ở gần cửa sổ!”
Có trên 100 chiếc đèn nhỏ đang sáng trong các nhà, Erich nói qua điện thoại vào loa: “Thưa quí ông quí bà, chúng tôi đang cần tìm một phụ nữ đang ở trong tình thế vô cùng nguy hiểm. Chúng tôi biết rõ bà ấy đang ở một căn phòng có bật đèn, xin mọi người hãy tắt đèn của nhà mình đi.”
Tất cả các cửa sổ đã tối đen, chỉ còn lại một cái.
Một lát sau, Erich nghe thấy tiếng đội phòng cháy chữa cháy xông vào cửa, sau đó có một nam nhân viên đã nói to: “Người phụ nữ này đã mất đi tri giác, nhưng mạch vẫn đập tuy rất yếu. Chúng ta hãy đưa bà đến bệnh viện ngay, tôi nghĩ là có thể cứu được!”
Helen là tên của người phụ nữ đó, bà thật sự đã được cứu. Bà đã tỉnh lại sau khi được điều trị tại bệnh viện và trí nhớ cũng được khôi phục sau đó mấy tuần.
Theo http://www.ntdtv.com/
Comments
Post a Comment