Giấc mơ Hà Nội
.
Sau cơn mưa đêm qua, Hà nội sáng hứa hẹn một ngày không nắng lắm. Trên đường đi ăn bánh bao ở góc phố Quán Thánh, hai bố con thấy một người đi xe đạp, mặc áo của Cty môi trường đô thị với 2 thùng rác được phân loại 2 bên. Mình thấy hình ảnh này mới xuất hiện vài lần trên các con phố, họ ăn mặc sạch sẽ, đẹp và cần mẫn, nhặt những túi rác 2 bên đường và phân loại...
Định nói với con gái rằng họ là những người khá vất vả so với nhiều tầng lớp xã hội. Mình thích họ, thích ý tưởng của ai về công việc này và ghét những ai ném rác ra đường.
Rồi những chiếc xe máy "lịch bịch", ồn ào chạy trên các con đường, rú ga, bóp còi, vượt đèn đỏ, ngáo ngơ trong góc phố, phá tan cảnh tĩnh mịch, nhẹ nhàng mà Hà Nội vốn có từ thời Pháp, thời mà các tri thức và người dân Hà nội vẫn nhẹ nhàng đượm cái thanh lịch của người Tràng An.
Tôi bảo con tôi:
"Con thử nghĩ xem, nếu tất cả các xe máy kia được thay bằng xe đạp điện, đường phố chỉ có xe đạp, ô tô, buýt, taxi, mỗi người hãy lặng lẽ mà đi, không bóp còi, không tranh giành, nói to, chửi bới, khạc nhổ, vứt rác...
Hãy tưởng tượng một Hà Nội như thế thì nó có đẹp không ?"
"Đẹp !" - Con gái tôi nói vậy.
Người ta thường đổ lỗi cho cái gì đó thay bằng việc tự thay đổi mình. Tất nhiên, thể chế không vô can nhưng hãy nhớ rằng chúng là một phần làm nên thể chế đó - người đó có thể là ông bà, bố mẹ, chú bác, anh em chúng ta.
Nhìn người Hà nội hôm nay, tôi thấy họ không khác người Trung Quốc là mấy.
Vậy chúng ta chống ai? Hãy chống chính cái thối nát mà chúng ta đang có.
Hôm nay Hà nội hô hào rủ nhau đi biểu tình chống Formosa và Trung Quốc, tuy nhiên, câu hỏi là ai đã rước Formosa vào?
Thực ra, chúng ta cần chống ai trước?
Khi thần Kim Qui hiện lên nói với An Dương Vương rằng : "Giặc ở ngay sau lưng nhà vua đó" thì mọi việc dường như quá muộn.
Nước đã mất và nhà đã tan.
Truyền thuyết, bi kịch lịch sử mấy ngàn năm vẫn còn đó.
Ăn bánh bao xong, bảo con gái leo lên xe đạp điện, hai bố con đi tiếp...
Mình không muốn nhắm mắt mở ra, mình biến thành Vua An Dương Vương, con gái mình biến thành công chúa Mỵ Châu.
Mình cũng không thích cưỡi ngựa, mình vẫn thích là thằng nhạc sĩ nghèo, đi xe đạp điện, đèo con gái yêu trong một Hà Nội yên tĩnh dưới mùa hè oi ả.
Nhưng giấc mơ về Hà nội đó có lẽ còn xa...
Chợt nhớ đến Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và "Mùa thu Hà Nội" :
"Hồ Tây chiều thu, mặt nước vàng lay, bờ xa mời gọi
Màu sương thương nhớ, bầy sâm cầm nhỏ vỗ cánh mặt trời
Hà nội chiều thu, đi giữa mọi người, lòng như thầm hỏi, tôi đang nhớ ai
Sẽ có một ngày, trời thu Hà nội, trả lời cho tôi
Sẽ có một ngày, từng con đường nhỏ, trả lời cho tôi...."
Và đó có lẽ vẫn là giấc mơ...
HQ
Sau cơn mưa đêm qua, Hà nội sáng hứa hẹn một ngày không nắng lắm. Trên đường đi ăn bánh bao ở góc phố Quán Thánh, hai bố con thấy một người đi xe đạp, mặc áo của Cty môi trường đô thị với 2 thùng rác được phân loại 2 bên. Mình thấy hình ảnh này mới xuất hiện vài lần trên các con phố, họ ăn mặc sạch sẽ, đẹp và cần mẫn, nhặt những túi rác 2 bên đường và phân loại...
Định nói với con gái rằng họ là những người khá vất vả so với nhiều tầng lớp xã hội. Mình thích họ, thích ý tưởng của ai về công việc này và ghét những ai ném rác ra đường.
Rồi những chiếc xe máy "lịch bịch", ồn ào chạy trên các con đường, rú ga, bóp còi, vượt đèn đỏ, ngáo ngơ trong góc phố, phá tan cảnh tĩnh mịch, nhẹ nhàng mà Hà Nội vốn có từ thời Pháp, thời mà các tri thức và người dân Hà nội vẫn nhẹ nhàng đượm cái thanh lịch của người Tràng An.
Tôi bảo con tôi:
"Con thử nghĩ xem, nếu tất cả các xe máy kia được thay bằng xe đạp điện, đường phố chỉ có xe đạp, ô tô, buýt, taxi, mỗi người hãy lặng lẽ mà đi, không bóp còi, không tranh giành, nói to, chửi bới, khạc nhổ, vứt rác...
Hãy tưởng tượng một Hà Nội như thế thì nó có đẹp không ?"
"Đẹp !" - Con gái tôi nói vậy.
Người ta thường đổ lỗi cho cái gì đó thay bằng việc tự thay đổi mình. Tất nhiên, thể chế không vô can nhưng hãy nhớ rằng chúng là một phần làm nên thể chế đó - người đó có thể là ông bà, bố mẹ, chú bác, anh em chúng ta.
Nhìn người Hà nội hôm nay, tôi thấy họ không khác người Trung Quốc là mấy.
Vậy chúng ta chống ai? Hãy chống chính cái thối nát mà chúng ta đang có.
Hôm nay Hà nội hô hào rủ nhau đi biểu tình chống Formosa và Trung Quốc, tuy nhiên, câu hỏi là ai đã rước Formosa vào?
An Dương Vương và Mỵ Châu |
Thực ra, chúng ta cần chống ai trước?
Khi thần Kim Qui hiện lên nói với An Dương Vương rằng : "Giặc ở ngay sau lưng nhà vua đó" thì mọi việc dường như quá muộn.
Nước đã mất và nhà đã tan.
Truyền thuyết, bi kịch lịch sử mấy ngàn năm vẫn còn đó.
Ăn bánh bao xong, bảo con gái leo lên xe đạp điện, hai bố con đi tiếp...
Mình không muốn nhắm mắt mở ra, mình biến thành Vua An Dương Vương, con gái mình biến thành công chúa Mỵ Châu.
Mình cũng không thích cưỡi ngựa, mình vẫn thích là thằng nhạc sĩ nghèo, đi xe đạp điện, đèo con gái yêu trong một Hà Nội yên tĩnh dưới mùa hè oi ả.
Nhưng giấc mơ về Hà nội đó có lẽ còn xa...
Chợt nhớ đến Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và "Mùa thu Hà Nội" :
"Hồ Tây chiều thu, mặt nước vàng lay, bờ xa mời gọi
Màu sương thương nhớ, bầy sâm cầm nhỏ vỗ cánh mặt trời
Hà nội chiều thu, đi giữa mọi người, lòng như thầm hỏi, tôi đang nhớ ai
Sẽ có một ngày, trời thu Hà nội, trả lời cho tôi
Sẽ có một ngày, từng con đường nhỏ, trả lời cho tôi...."
Và đó có lẽ vẫn là giấc mơ...
HQ
Comments
Post a Comment