Cafe Piano
Vẫn anh chàng lãng tử người xứ nghệ. Học luật tại Hà nội, học xong,
anh xin học bổng tại Mỹ và hoàn thành khóa học ở đó. Đi khắp đó đây, hộ chiếu dày đặc những nơi anh đã đặt
chân đến. Sau khi học, anh về Việt nam công tác, do nhu cầu công việc,
anh luôn phải sang Mỹ. Và cái gì cũng thế, lặp đi lặp lại, sang Mỹ nhiều
cũng làm cho anh chán ngán.
Hiện, anh là đại diện cho một hãng luật nổi tiếng tại Việt nam.
Oai thật !
Một lần đi công tác Nam Mỹ, anh leo lên dãy Andes và thấy rất lạnh và tự nhiên, anh thèm một ly cà phê nóng ở Hà Nội. Anh về Hà Nội và
việc đầu tiên anh làm là đi tìm một ly cà phê.
Không phải Nam Mỹ không có Cafe, mà anh cần uống nó ở Hà Nội.
Người ta bảo: "Đầu tiên là ăn ở đâu, ăn với ai, và sau cũng mới là ăn cái gì".
Anh chọn một quán lịch sự và gọi một ly, nhưng không may cho anh, ly cà phê quá dở. Anh gọi người phục vụ và hỏi ly cà phê bao nhiêu tiền và anh cũng hỏi thêm là chiếc ly trị giá bao nhiêu tiền vì anh muốn mua nó. Sau khi biết giá, anh trả tiền cà phê và cả tiền ly. Anh cầm ly ra cửa và tìm một gốc cây ném thật mạnh. Anh không thích sự giả dối và cũng không thích sự dốt nát hay qua mặt. Có thể quán cà phê không có ý vậy, nhưng quê hương anh luôn có những trường hợp ngoại lệ, và khi ngoại lệ đã trở thành thói quen lộn nhộn thì những người như anh thường không chịu nổi.
Anh về nhà và hôm sau quyết định mở quán cà phê để cho mình và cho những ai quan tâm đến chất lượng. Anh muốn đó là địa chỉ để mọi người lui tới thưởng thức những gì thật của cà phê. Anh cũng mua cam ở những vùng xa xôi để đảm bảo nước cam của anh không có hóa chất độc hại của người "hàng xóm 16 chữ vàng".
Anh đến chỗ tôi mua thêm vài chiếc đàn piano điện và một chiếc piano cơ, dành phòng riêng cho nghệ thuật ở trong quán. Nội thất của quán anh tự làm. Mới khai trương được vài ngày, anh đang lúi húi hoàn thiện một số viêc, và có ông khách oai phong bước vào hất hàm hỏi anh:
- Ê cu, có đánh giày không?
Anh phủi đít đứng dậy và thưa:
- Dạ, có!
Anh còn bảo:
- Anh chờ em một tí, em vừa hết xi, để em sang bên cạnh mua !
Anh mặc quần áo chỉnh tề và đi mua thật. Anh lấy ghế piano bọc da bảo khách để chân lên và hì hục đánh. Ông khách ngại quá vì cái ghế quá đẹp để dẫm lên. Anh nói không sao và "anh cứ để chân đấy để em đánh".
Đánh xong, khách hỏi bao nhiêu, anh bảo triệu rưỡi, khách trợn tròn mắt, anh bảo anh đùa và khách không cần trả tiền.
Qua câu chuyện thân tình, hỏi ra mới biết ông khách, tức "ông anh" (!) sinh năm 85, còn "ông em", tức cậu đánh giày sinh năm 72.
Khách vui vẻ ra về và "ông em" phóng ô tô đến hãng luật để làm việc.
Anh đặt tên quán của anh là "ANDES CAFE". Anh cũng không có nhu cầu phát triển quán cho thật đông khách, nếu nó đủ chi phí thì tốt, không đủ thì cũng không sao.
Anh muốn nó trở thành địa chỉ để anh có thể thư giãn. Anh để phòng riêng để dạy piano cho các cháu có nhu cầu.
Phụ huynh có thể ngồi thư giãn bên ly Cafe, cốc nước cam được phục vụ, song không đặt lợi nhuận lên làm đầu.
Cuối tuần, anh mời các bạn trẻ giỏi giang đến chơi piano tại quán. Anh muốn trong cái lộn nhộn, bụi bặm, nóng bức của Hà Nội, có một chỗ của riêng để anh và các bạn yêu sự tĩnh lặng, yêu sự bình yên, có thể ngồi nói những chuyện hay ho.
Không gian thoáng mát, "you may enjoy it!"
Còn chuyện đánh giày:
Chúng ta thỉnh thoảng nói đến văn hóa phục vụ - sống để hưởng thụ, để phục vụ, hay cả hai?
Thực ra, cuộc sống này cũng có nhiều cái hay ho để hưởng thụ như ăn, uống, ngủ, chơi... Song không biết phục vụ thì không thể hưởng thụ thực sự; và người khôn, tôi cho rằng đặt chữ phục vụ lên cao thì đương nhiên sẽ được người khác phục vụ.
Chẳng thế mà Người như Chúa Giê su còn rửa chân cho môn đệ thì dạng lìu tìu như anh luật sư đánh giày hay Giáo hoàng Francis rửa chân cho tù nhân là chuyện không có gì là khó hiểu.
Đó là văn hóa phục vụ - mình vì cộng đồng, cha mẹ vì con cái, con cái vì bố mẹ, chúng ta sống vì nhau, ngoài ra, chẳng có gì quan trọng cả.
Và ai cần đánh giày, cứ gọi chủ quán , anh ta nhìn cũng rất giống chú đánh giày (!)
Sorry chủ quán nhé !
Còn tôi được hân hạnh làm bạn chú đấy ./.
HQ
Hiện, anh là đại diện cho một hãng luật nổi tiếng tại Việt nam.
Oai thật !
Một lần đi công tác Nam Mỹ, anh leo lên dãy Andes và thấy rất lạnh và tự nhiên, anh thèm một ly cà phê nóng ở Hà Nội. Anh về Hà Nội và
việc đầu tiên anh làm là đi tìm một ly cà phê.
Không phải Nam Mỹ không có Cafe, mà anh cần uống nó ở Hà Nội.
Người ta bảo: "Đầu tiên là ăn ở đâu, ăn với ai, và sau cũng mới là ăn cái gì".
Anh chọn một quán lịch sự và gọi một ly, nhưng không may cho anh, ly cà phê quá dở. Anh gọi người phục vụ và hỏi ly cà phê bao nhiêu tiền và anh cũng hỏi thêm là chiếc ly trị giá bao nhiêu tiền vì anh muốn mua nó. Sau khi biết giá, anh trả tiền cà phê và cả tiền ly. Anh cầm ly ra cửa và tìm một gốc cây ném thật mạnh. Anh không thích sự giả dối và cũng không thích sự dốt nát hay qua mặt. Có thể quán cà phê không có ý vậy, nhưng quê hương anh luôn có những trường hợp ngoại lệ, và khi ngoại lệ đã trở thành thói quen lộn nhộn thì những người như anh thường không chịu nổi.
Anh về nhà và hôm sau quyết định mở quán cà phê để cho mình và cho những ai quan tâm đến chất lượng. Anh muốn đó là địa chỉ để mọi người lui tới thưởng thức những gì thật của cà phê. Anh cũng mua cam ở những vùng xa xôi để đảm bảo nước cam của anh không có hóa chất độc hại của người "hàng xóm 16 chữ vàng".
Anh đến chỗ tôi mua thêm vài chiếc đàn piano điện và một chiếc piano cơ, dành phòng riêng cho nghệ thuật ở trong quán. Nội thất của quán anh tự làm. Mới khai trương được vài ngày, anh đang lúi húi hoàn thiện một số viêc, và có ông khách oai phong bước vào hất hàm hỏi anh:
- Ê cu, có đánh giày không?
Anh phủi đít đứng dậy và thưa:
- Dạ, có!
Anh còn bảo:
- Anh chờ em một tí, em vừa hết xi, để em sang bên cạnh mua !
Anh mặc quần áo chỉnh tề và đi mua thật. Anh lấy ghế piano bọc da bảo khách để chân lên và hì hục đánh. Ông khách ngại quá vì cái ghế quá đẹp để dẫm lên. Anh nói không sao và "anh cứ để chân đấy để em đánh".
Đánh xong, khách hỏi bao nhiêu, anh bảo triệu rưỡi, khách trợn tròn mắt, anh bảo anh đùa và khách không cần trả tiền.
Qua câu chuyện thân tình, hỏi ra mới biết ông khách, tức "ông anh" (!) sinh năm 85, còn "ông em", tức cậu đánh giày sinh năm 72.
Khách vui vẻ ra về và "ông em" phóng ô tô đến hãng luật để làm việc.
Anh đặt tên quán của anh là "ANDES CAFE". Anh cũng không có nhu cầu phát triển quán cho thật đông khách, nếu nó đủ chi phí thì tốt, không đủ thì cũng không sao.
Anh muốn nó trở thành địa chỉ để anh có thể thư giãn. Anh để phòng riêng để dạy piano cho các cháu có nhu cầu.
Phụ huynh có thể ngồi thư giãn bên ly Cafe, cốc nước cam được phục vụ, song không đặt lợi nhuận lên làm đầu.
Cuối tuần, anh mời các bạn trẻ giỏi giang đến chơi piano tại quán. Anh muốn trong cái lộn nhộn, bụi bặm, nóng bức của Hà Nội, có một chỗ của riêng để anh và các bạn yêu sự tĩnh lặng, yêu sự bình yên, có thể ngồi nói những chuyện hay ho.
Không gian thoáng mát, "you may enjoy it!"
Còn chuyện đánh giày:
Chúng ta thỉnh thoảng nói đến văn hóa phục vụ - sống để hưởng thụ, để phục vụ, hay cả hai?
Thực ra, cuộc sống này cũng có nhiều cái hay ho để hưởng thụ như ăn, uống, ngủ, chơi... Song không biết phục vụ thì không thể hưởng thụ thực sự; và người khôn, tôi cho rằng đặt chữ phục vụ lên cao thì đương nhiên sẽ được người khác phục vụ.
Chẳng thế mà Người như Chúa Giê su còn rửa chân cho môn đệ thì dạng lìu tìu như anh luật sư đánh giày hay Giáo hoàng Francis rửa chân cho tù nhân là chuyện không có gì là khó hiểu.
Đó là văn hóa phục vụ - mình vì cộng đồng, cha mẹ vì con cái, con cái vì bố mẹ, chúng ta sống vì nhau, ngoài ra, chẳng có gì quan trọng cả.
Và ai cần đánh giày, cứ gọi chủ quán , anh ta nhìn cũng rất giống chú đánh giày (!)
Sorry chủ quán nhé !
Còn tôi được hân hạnh làm bạn chú đấy ./.
HQ
phét
ReplyDeleteHa ha, khi nào rảnh mời bạn đến quán Andes địa chỉ ở trên hỏi gặp chủ quán tên Sơn. Anh ấy hay ở đó buổi tối. Nếu thích, bạn có thể làm quen. Anh ta rất dễ gần, cần xem bằng cấp, anh ấy có thể cho bạn xem đấy:); muốn xem hộ chiếu xem anh ấy đã đi bao nhiêu nước và Visa vào Mỹ bao nhiêu lần, có khi anh ấy cũng cho bạn xem luôn.
ReplyDeleteÀ mà cần đánh giày, bạn cứ hỏi anh ấy, không khéo anh ấy lại đánh thêm một lần nữa cho bạn đấy!!!!
Cafe giá 20 ngàn nhé!
À mà nhân tiện kể luôn câu chuyện.
ReplyDeleteTôi quen ông anh cùng nghề, tiền cũng có khoảng vài triệu đô. Anh làm giấy tờ nhập cư Canada vì...sợ Việt nam sắp đánh nhau với Trung Quốc. Anh phải sang Canada ở tròn 3 năm thì mới nhập tịch được. Anh về chơi được thời gian ngắn, tranh thủ bán được chiếc đàn piano điện, hỏi vận chuyển đòi cao, anh tự nguyện làm cửu vạn cùng người của tôi. Nhân tiện, anh kể rằng cạnh nhà anh ở Canada có ông giáo sư Đại học, cuối tuần, ông hay lấy máy ra cắt cỏ. Nhà anh cũng có bãi cỏ, lười cắt, anh nhờ ông cắt luôn, xong việc, anh hỏi trả tiền, ông đồng ý nhận tiền công lao động một cách vui vẻ.
Hiện tôi đang thuê nhà tại Đà Nẵng ở và làm văn phòng giao dịch. Chủ nhà cũng là người giàu có (ít nhất là giàu hơn tôi). Ông có vài căn nhà mặt phố tương đối oách. Hôm tôi mở hầm nước, thấy bẩn, tôi gọi ông đến. Ông đã gần 60, người gầy nhỏ và thân thiện. Tôi bảo bác tìm cho "đồng chí" nào rửa hộ em cái bể ngầm không nó bẩn quá, rồi em thanh toán cho họ. Ông bác thủng thẳng nói là cần gì thuê ai, người tôi nhỏ, để tôi chui xuống rửa cho. Thế là thằng tôi ngại quá phải đánh trần, quần đùi súc bể cùng ông bác đáng kính.
Hề, chuyện chỉ có thế!
Khỏe không "đồng chí", lâu quả không gặp.
ReplyDeleteO, Cương hay Cường đấy nhỉ?
ReplyDeleteCụ chủ Blog này hoặc là cụ chủ quán cà phê chắc có họ hàng với Juyn Verner
ReplyDeleteƠ, bác vẫn không tin là chuyện thật à???
ReplyDelete